Những giây đầu tiên sau khi con người đột nhiên biến mất…
Ảnh minh hoạ - Sự kiện Dagen H năm 1967
Tất cả các phương tiện giao thông như tàu lửa, xe buýt, xe hơi sẽ tiếp tục di chuyển cho đến khi gặp phải chướng ngại vật và đâm sầm vào nhau. Cảnh tượng trông náo loạn tương tự như sự kiện ngày 03/09/1967 đi vào lịch sử Thuỵ Điển khi tất cả phương tiện giao thông đồng loạt chuyển đổi từ lề trái sang lề phải.
Một màu đen tối tăm bao trùm Trái đất
Ảnh minh hoạ - Bầu trời tối tăm
Một vài phút trôi qua, các nhà máy điện sẽ cạn kiệt nguồn cung cấp nhiên liệu từ than đá. Sự mất điện đáng sợ nhất trong lịch sử bắt đầu diễn ra, tất cả hệ thống đèn, hệ thống tự động và nhà máy điện dần dần tắt… Trái đất bao trùm bởi một màu đen hắc ám, mở màn cho những chuỗi ngày tối tăm.
Thiên nhiên bắt đầu biến đổi
Ảnh minh hoạ - Động vật bị đột biến
Mọi thứ sẽ yên ắng cho đến khi các nhà máy hóa chất bắt đầu thải khí độc ra môi trường. Các lò phản ứng trong nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới sẽ không thể hạ nhiệt, dẫn đến bốc cháy đồng loạt và phát ra những liều phóng xạ mạnh. Khi đó, một số động thực vật sẽ chết, số còn lại sẽ đột biến một cách đáng sợ khó lường.
Chuỗi thức ăn mới được hình thành
Trong vòng chưa đầy một tuần, các loài cỏ dại mọc tràn lan một cách không kiểm soát. Các loài thú bị giam trong thảo cầm viên sẽ tìm cách trốn thoát để trở về nơi hoang dã. Có thể chúng sẽ không biết cách săn mồi vì vốn quen được cho ăn từ những người trông coi sở thú. Thế nhưng khi cơn đói ập đến cùng với bản năng sẵn có, các loài vật này sẽ “chiến đấu” mãnh liệt để thiết lập một chuỗi thức ăn mới trong tự nhiên.
Những “kẻ xâm chiếm” bắt đầu xuất hiện
Ảnh minh hoạ - Động vật trú ẩn vào đống đổ nát
Mọi thứ dần ổn định hơn rất nhiều sau khoảng 3-6 tháng. Các bức xạ biến mất, chất lượng không khí dần được cải thiện. Động vật hoang dã bắt đầu xâm chiếm nhà cửa của con người. Loài gián sẽ biến mất ở hầu hết các khu vực vì chúng không thể sống trong điều kiện thiếu sức nóng nhân tạo.
Luân Đôn trở thành thủ đô đầm lầy!
Ảnh minh hoạ - Thành phố Luân Đôn
Mỗi thập kỷ, các thảm thực vật sẽ lan rộng khắp các thành phố, biến chúng thành những “tàn tích đẹp như tranh vẽ”. Sẽ chỉ mất 15 năm để toàn bộ những con đường phủ đầy rêu. Toàn bộ nhà cửa sẽ ngập chìm trong nước, mực nước dâng lên do băng tan theo chu kỳ sẽ làm nứt bê tông và khiến các công trình cầu đường bị sụp đổ. Chỉ trong 150 năm, London sẽ hoàn toàn bị biến thành đầm lầy như trước thời La Mã.
Sự biến đổi cuối cùng của những công trình lớn
Ảnh minh hoạ - Tháp Eiffel sụp đổ
Sau 230 năm, tháp Eiffel và tượng Nữ thần tự do bị phá huỷ cục bộ, sụp đổ một phần, trở thành nơi trú ẩn cho những con lợn rừng. Đồng bằng Bắc Mỹ có thêm nhiều đàn gia súc, tuần lộc và bò rừng. Các thành phố ở bờ biển phía đông Hoa Kỳ sẽ dần bị phá hủy bởi những cơn bão liên tục ập đến, trong khi bờ biển phía nam sẽ bị lũ cuốn trôi.
Sự hồi sinh trở lại
Ảnh minh hoạ - Một sự khởi đầu mới
Phải mất 500 năm để các khu rừng khôi phục lại vẻ hoang sơ của chúng trên hành tinh như nguyên thuỷ. Nhưng ngay cả sau 500 năm nữa, vẫn hiện hữu những dấu vết minh chứng loài người từng tồn tại như 4 chân của tháp Eiffel hoặc phần bệ của tượng Nữ thần tự do còn sót lại.
Tàn dư cuối cùng của nền văn minh
Ảnh minh hoạ - Dấu chấm hết cho một nền văn minh
Sau 25.000 năm, Trái đất sẽ phải đối mặt với kỷ băng hà một lần nữa. Lần này, nó sẽ mang lại tác động mạnh mẽ hơn đến các loài động vật và hầu hết chúng sẽ thích nghi dần với điều kiện mới. Dấu vết của con người kể từ đây mãi mãi bị chôn sâu dưới ngàn lớp đất đá.
Nguồn : Internet