Trái đất đang thay đổi vượt ngoài sự hiểu biết của nhân loại khi nền văn minh cổ xưa đang ngày càng mai một, cháy rừng, băng tan. Vẫn biết đó là những hiện tượng khó tránh khỏi nhưng chúng đang có xu thế xảy ra nhanh hơn và trầm trọng hơn bởi biến đổi khí hậu do con người gây ra. Một số nhà khoa học lo lắng rằng với tốc độ biến đổi nhanh như vậy thì loài người sẽ mất đi cơ hội tìm hiểu lịch sử hình thành và những điều kỳ diệu của tinh cầu này.
Ảnh minh họa: Thành phố cổ bị chôn vùi được tìm thấy nhờ công nghệ laser
Gần đây, một dự án phi lợi nhuận có tên “lưu trữ trái đất” do nhà khảo cổ học Christ fisher và nhà địa chất học Steve Leisz thuộc đại học bang Colorado, Mỹ đã đề xuất sử dụng tia laser để tạo ra bản đồ thế giới 3D có độ phân giải cao.
Năm trước, Fisher từng phát biểu trong chương trình TEDx talk rằng: “Biến đổi khí hậu có thể phá hủy di sản văn hóa và hệ sinh thái trong vài thập kỷ tới. Chúng ta cần làm gì để ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực này trước khi quá trễ?”
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng pháp điều tra và phân loại ánh sáng (phương pháp Lida- tiến hành khảo sát đo khoảng cách tới mục tiêu bằng cách chiếu sáng mục tiêu đó bằng một tia laser xung quanh và đo các xung phản xạ bằng một cảm biến).
Bằng kỹ thuật quét sóng laser, các nhà khoa học có thể phát hiện các vật thể nằm sâu trong lòng đất. Fisher cho biết các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp này trong các chuyến khai quật di tích ở thành phố bị bỏ hoang vùng rừng rậm của Nam Phi hay Bắc Mỹ, đến những con đường ở thành Rome bị chôn vùi từ lâu.
Nổi bật là vào năm 2007, nhóm nghiên cứu của Fisher đã tìm thấy dấu vết của thành phố bị lãng quên ở rừng mưa nhiệt đới vùng Honduran. Dưới sóng quét laser, khung cảnh tan hoang của thành phố được khắc họa chân thật nhất chỉ vỏn vẹn 10 phút vượt xa thành quả mà nhóm đã nghiên cứu trong suốt 10 năm bằng phương pháp tìm kiếm tại thực địa.
Với mục tiêu quét tia laser trên toàn bộ bề mặt trái đất, dự án tạo bản đồ thế giới 3D-món quà cho thế hệ tương lai được tiến hành từ những khu vực trọng yếu như rừng mưa Amazon hay khu vực bờ biển có nguy cơ biến mất khi nước biển dâng.
Trên báo The Guardian, Fisher tiết lộ chi phí cho việc quét sóng laser khắp vùng Amazon tiêu tốn mất 10 triệu đô la Mỹ trong 3 năm. Việc này làm các nhà khoa học dấy lên quan ngại về tính khả thi của dự án. Theo Mat Disney, giáo sư khoa địa lý học thuộc đại học London, Anh cho rằng sẽ phải lấy bớt ngân sách của dự án khác để thực hiện và thậm chí khi có đủ nguồn tài chính thì việc sử dụng máy bay nghiên cứu trên không cũng sẽ bị hạn chế.
Nguồn ảnh: Internet