Phát triển bền vững ngày 8/6: Đẩy mạnh kinh doanh tín chỉ carbon

VOH - Nhà đầu tư năng lượng tái tạo mong Nghị định mới rõ ràng, minh bạch; SolarEdge “chen chân” vào mảng năng lượng mặt trời áp mái hộ gia đình.

Đẩy mạnh kinh doanh tín chỉ carbon

anhbaiduoi(5)

Nguồn lợi đem lại từ việc bán tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam là rất lớn. Ảnh: Nam Anh.

Giải đáp về những thắc mắc liên quan đến vấn đề về tín chỉ carbon, ông Vũ Tấn Phương - Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ quản lý rừng bền vững (VFCO) cho biết: tín chỉ carbon rừng là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc một tấn khí CO2 tương đương.

Theo Ths.Trần Hồng Nhung (Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính) cho hay, hàng hóa trên thị trường carbon tại Việt Nam gồm 2 loại: thứ nhất là hạn ngạch phát thải khí nhà kính do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) phân bổ cho cơ sở thuộc danh mục phải kiểm kê khí nhà kính.

Thứ hai là tín chỉ carbon do Bộ TNMT xác nhận được giao dịch trên sàn giao dịch tín chỉ carbon; được tạo ra từ chương trình, dự án tạo tín chỉ trong nước và quốc tế.

Đẩy mạnh kinh doanh tín chỉ carbon rừng sẽ là một yếu tố thúc đẩy có ý nghĩa đối với việc giảm nhẹ biến đổi khí hậu nói chung và quản lý rừng bền vững nói riêng.

Lợi ích tài chính tiềm năng cần được tái đầu tư vào quản lý và bảo vệ rừng, đồng thời xem xét chia sẻ lợi ích công bằng để đạt được các mục tiêu giảm nhẹ đầy tham vọng của Việt Nam trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Nguồn lợi đem lại từ việc bán tín chỉ carbon rừng rất lớn tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức do doanh nghiệp thiếu kiến thức đầy đủ về khả năng hấp thụ carbon của các loại rừng và các phương pháp quản lý khác nhau.

Nhà đầu tư năng lượng tái tạo mong Nghị định mới rõ ràng, minh bạch

Gia Lai là tỉnh dẫn đầu trong cả nước về tiềm năng, lợi thế phát triển năng lượng tái tạo trong đó có điện gió, điện mặt trời.

Anh Nguyễn Văn Tình - doanh nghiệp tư nhân H.K ở huyện Chư Sê, Gia Lai cho biết: “Quy hoạch điện VII điều chỉnh, nhiều nhà đầu tư năng lượng mặt trời phải gồng gánh nợ nần vì lãi suất vay vốn cao, số giờ cắt giảm để điều tiết nguồn điện nhiều do dịch bệnh COVID-19, buộc nhiều doanh nghiệp phải bán luôn cả dự án điện.

Tại Gia Lai, đến nay ngành chức năng vẫn còn đang xử lý các hệ lụy từ các dự án điện mặt trời, điện gió khi có biểu hiện quy hoạch chạy theo nhu cầu của nhà đầu tư, chưa công khai, hoạch định rõ ràng về quỹ đất năng lượng tái tạo. Dẫn đến chồng lấn, trái quy hoạch đất đai, dự án trên đất lâm nghiệp, đất rừng…

Với Quy hoạch điện VIII, phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, Sở Công Thương Gia Lai sẽ bố trí công khai quỹ đất sử dụng cho việc phát triển năng lượng tái tạo vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh.

SolarEdge “chen chân” vào mảng năng lượng mặt trời áp mái hộ gia đình

Nhằm gia nhập sâu hơn vào ngành năng lượng tại Việt Nam, SolarEdge, doanh nghiệp hiện đứng đầu thế giới về biến tần ngành điện năng lượng mặt trời vừa ra mắt hệ sinh thái SolarEdge Home cung ứng sản phẩm cho áp mái hộ gia đình, kinh doanh.

SolarEgde chính thức ra mắt hệ sinh thái SolarEdge Home tại thị trường Việt Nam với cam kết mang đến những giải pháp công nghệ năng lượng mặt trời (PV) dân dụng hiệu quả và an toàn cho hộ gia đình và hộ kinh doanh.

SolarEdge Home là hệ sinh thái năng lượng được thiết kế để đáp ứng nhu cầu và xu hướng sử dụng năng lượng tại nhà 24/7, kết hợp các công nghệ PV, giải pháp dự phòng điện năng SolarEdge Home ba pha cho công suất mạnh, thời gian cấp điện dài hơn

Việc chọn đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam, đại diện SolarEdge cho biết nhờ vào lượng nhân công dồi dào cộng với môi trường đầu tư phù hợp doanh nghiệp này, mở rộng nhà máy sản xuất tại Việt Nam để mở rộng chuỗi cung ứng nhằm phục vụ cho thị trường châu Á đang nổi lên về nhu cầu năng lượng mặt trời cũng như bù đắp sản phẩm cho các thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu nếu các nhà máy sản xuất còn lại thiếu hụt.

Năng lượng tái tạo vượt mặt nhiên liệu hóa thạch ở EU

Theo tổ chức tư vấn năng lượng Ember, tỷ lệ điện được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch ở Liên minh châu Âu đã đạt mức thấp kỷ lục 23% trong tháng 4. Điều này đánh dấu mức giảm 22% so với tháng 4/2023. Hơn nữa, mức giảm này xảy ra bất chấp nhu cầu về điện tăng, vượt kỷ lục 27% trước đó được thiết lập vào tháng 5/2023.

energie-union-europeenne-1024x68320240517154145

Sự tăng trưởng bền vững về năng lượng gió và mặt trời, cũng như sự phục hồi của thủy điện, là nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm khai thác năng lượng hóa thạch. Năng lượng gió và mặt trời đã sản xuất hơn 1/3 lượng điện của EU trong tháng 4. Mặt khác, tỷ trọng của khí đốt và than đá đã giảm, than chỉ đóng góp 8,6% trong cơ cấu năng lượng, so với 30% vào năm 2023. Thêm vào đó là các dự án liên quan đến hydro xanh.

Nhu cầu điện tăng nhẹ 0,4% trong 4 tháng đầu năm 2024 so với năm 2023. Mặc dù vậy, sản lượng điện hóa thạch vẫn tiếp tục giảm. Năng lượng tái tạo đang chiếm một vị trí quan trọng hơn trong cơ cấu năng lượng.

Quá trình chuyển đổi năng lượng của EU tiếp tục tăng tốc với lượng khí thải giảm đáng kể và tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng. Những xu hướng này chứng tỏ năng lượng tái tạo có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đồng thời giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Thấy gì từ kế hoạch khổng lồ về năng lượng xanh của Úc?

23 tỷ USD để phát triển các khoáng sản quan trọng, hydro xanh và năng lượng mặt trời là một động lực tài chính mà chính phủ Đảng Lao động của Anthony Albanese đã đưa ra thảo luận trong ngân sách năm 2024 – 2025. Khoản chi lớn nhất trong lịch sử đất nước dành cho năng lượng ít carbon. Nỗ lực về ngân sách này khẳng định bước ngoặt mà chính phủ mong muốn và đã được khởi xướng vào tháng trước.

Quốc gia này đã cam kết đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050. Và họ đang nỗ lực để xanh hóa hoạt động sản xuất điện của mình. Trong mười năm, lượng năng lượng mặt trời và gió đã tăng gấp đôi. Năng lượng tái tạo chiếm gần 40% lượng điện tiêu thụ, nhưng than và khí đốt chiếm 60%.

Sau năm 2050, Úc sẽ tiếp tục xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), ngay cả khi nước này đã đạt được mức trung hòa carbon trên lãnh thổ của mình. Tiêu chuẩn kép với tính trung hòa carbon ở bên trong, gây ô nhiễm ở bên ngoài, không phải là đặc quyền của Úc.

Sự chuyển đổi lớn nhất của nền kinh tế kể từ cuộc cách mạng công nghiệp mà chính phủ Úc hứa hẹn được thúc đẩy bởi các cam kết về khí hậu và nhu cầu kinh tế. Dự án này được phát triển với khẩu hiệu “Một tương lai được tạo ra ở Úc”, cũng là một sự đặt cược táo bạo khi phải đối mặt với Trung Quốc, quốc gia đã và đang tìm cách chèn ép sự cạnh tranh gần như trên toàn thế giới.

 

Bình luận