5 hạng mục giải thưởng chào mừng ngày Ngày Chuyển đổi số quốc gia

(VOH) - Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10, hơn 3.000 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã tham gia Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2022 do Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức.

Giải thưởng nhằm tôn vinh những thành tựu chuyển đổi số xuất sắc của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân đã có các đóng góp, sáng kiến, giải pháp thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Thông qua quá trình xem xét, đánh giá khoa học, chuyên nghiệp, Ban Tổ chức đã chọn ra 49 đại diện tiêu biểu nhất để vinh danh tại lễ trao giải, với 5 hạng mục: Sản phẩm, Dịch vụ, Giải pháp Chuyển đổi số tiêu biểu; Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp Chuyển đổi số xuất sắc; Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc; Sản phẩm, Giải pháp chuyển đổi số vì cộng đồng; Sản phẩm, dịch vụ, giải pháp nước ngoài.

Tiến sĩ Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng Chung khảo giải thưởng chia sẻ: “Qua thời gian, chất lượng và thành quả của giải càng ngày càng cao. Các doanh nghiệp, trong xu hướng chung của cả nước thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đều đã tích cực đầu tư cả nhân lực, cả tài lực cho chuyển đổi số”.

5 hạng mục giải thưởng chào mừng ngày Ngày Chuyển đổi số quốc gia 1
Ông Nguyễn Đức Dũng- Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số HDBank (DTC)- đại diện HDBank- nhận Giải

Năm nay, HDBank được vinh danh giải thưởng ở hạng mục “Sản phẩm, Giải pháp, Công nghệ số tiêu biểu”, tiếp tục khẳng định vị thế tích cực dẫn dắt xu hướng chuyển đổi số trên thị trường tài chính- ngân hàng.

Trong nhiều năm qua, HDBank đã đầu tư mạnh mẽ cho công cuộc chuyển đổi số. Trong đó, hạ tầng công nghệ, nền tảng thanh toán được đặc biệt chú trọng bên cạnh việc chuẩn bị 2 yếu tố quan trọng khác là con người và quy trình.

Theo đó, sự ra đời của Trung tâm Chuyển đổi số (DTC) vào năm 2020 đánh dấu bước đi mạnh mẽ của ngân hàng trong chiến lược chuyển đổi số giai đoạn 2021- 2025. Song song, HDBank đẩy mạnh tuyển dụng nhân sự có thế mạnh về công nghệ lõi như trí tuệ nhân tạo AI, Big Data, Blockchain, kỹ năng làm việc nhóm và giỏi ngoại ngữ.

Luôn lấy khách hàng làm trung tâm, HDBank không ngừng mở rộng các sản phẩm dịch vụ đa dạng, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và đến nay số hóa toàn diện trong hoạt động kinh doanh. HDBank là 1 trong 4 ngân hàng đầu tiên trên thị trường ứng dụng eKYC – định danh khách hàng trực tuyến và liên tục cải tiến quy trình định danh eKYC nhằm đơn giản hóa, nâng cao tính tiện dụng, giúp khách hàng nâng cấp hạn mức giao dịch ngay tại nhà đơn giản qua video call.

HDBank ứng dụng công nghệ tự động hoá RPA - Robotic Process Automation, Marketing Automation. Ứng dụng HDBank Mobile App liên tục được cải thiện. HDBank phát triển và cung cấp Bộ công cụ số toàn diện eCMB dành cho khách hàng doanh nghiệp, gồm: i.Doc - Dịch vụ chuyển chứng từ trực tuyến; eAccount - Mở tài khoản doanh nghiệp online; eCredit - Cấp tín dụng online 24/7; eLC - Thực hiện phát hành L/C trực tuyến; eTT - Chuyển tiền đi quốc tế online; eFX - Bán ngoại tệ online; eFactoring - Bao thanh toán trực tuyến và eDrawdown – Giải ngân vốn vay online…

HDBank cũng liên tục triển khai các chương trình kích thích thanh toán không tiền mặt như: thúc đẩy sử dụng thẻ thanh toán nội địa & quốc tế; chuyển đổi dần sang thanh toán trực tuyến; xây dựng hệ thống trực tuyến riêng dành cho khách hàng doanh nghiệp.

Nền tảng ứng dụng và hạ tầng cho chuyển đổi số được đầu tư trong nhiều năm qua đã giúp HDBank chuyển đổi phương thức hoạt động đáp ứng với bối cảnh kinh doanh mới một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Cụ thể, số lượng người dùng có hoạt động trên các kênh giao dịch trực tuyến đến ngày 30/09/2022 tăng 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2021. Số lượng giao dịch eBanking tăng gấp hai lần cùng kỳ. Số lượng người dùng eBanking tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Số lượng giao dịch trung bình trên mỗi tài khoản eBanking tăng 1,25 lần so với cùng kỳ.

Báo cáo tài chính Quý II/2022 cho thấy, HDBank tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng với kết quả tích cực ở nhiều mảng kinh doanh, đặc biệt là mảng kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng và các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Kết quả hoạt động tích cực đạt được trong những tháng đầu năm cho thấy năng lực triển khai hiệu quả và quyết tâm cao của HDBank trong chuyển đổi số để gia tăng năng suất lao động, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tạo giá trị cộng hưởng tích cực trên thị trường. Đây cũng là những thành quả đầu tiên trong nỗ lực hiện thực hóa chiến lược tăng trưởng cao cả về quy mô và chất lượng trong giai đoạn phát triển mới của HDBank.

 
Bình luận