Chờ...

Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ làm gì để tận dụng cơ hội mở rộng thị trường sau mùa dịch?

(VOH) - Hội thảo chuyên ngành công nghệ hỗ trợ và phát triển các nhà cung cấp trong nước 2020 góp phần kết nối và tìm các nhà cung cấp nguyên liệu công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp FDI.

Ngày 2/7, Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ thuộc Sở Công thương TPHCM, Ban quản lý Khu công nghệ cao TPHCM và Công ty Techtronic Industries (TTI) đã tổ chức Hội thảo chuyên ngành công nghệ hỗ trợ và phát triển các nhà cung cấp trong nước 2020.

Hội thảo nhằm kết nối, mở rộng thị trường và tìm các nhà cung cấp trong nước nguyên liệu công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp FDI đa quốc gia. 

máy cưa, công nghiệp hỗ trợ

Nhiều sản phẩm hiện nay có tỷ lệ nội địa hoá cao

Ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM, cho biết sau đại đại dịch COVID-19 một số doanh nghiệp FDI đa quốc gia đang bị gián đoạn nguyên liệu nhập khẩu từ đầu tháng 3 đến nay nên đã tìm kiếm các doanh nghiệp trong nước chuyên sản xuất nguyên vật liệu, linh phụ kiện (ngành công nghiệp hỗ trợ) để thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu này.

Chính điều này, đang tạo ra thời cơ để các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước bước chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu và tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài để gia nhập thị trường thế giới sau khi hết dịch bệnh.

Hiện nay, để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển Chính phủ đã đề ra 3 giải pháp đột phá như: đột phá về thể chế, đột phá về nhân lực chất lượng và phát triển hạ tầng công nghệ. Trong giải pháp đột phá về hạ tầng công nghệ Chính phủ lại chú trọng đẩy mạnh đột phá trong ngành công nghiệp hỗ trợ để nâng cao sức cạnh tranh, chủ động nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước…”, ông Nguyễn Anh Thi cho biết. 

Theo bà Lê Nguyễn Duy Oanh - Phó giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ TP, thời gian qua, UBND TPHCM đã có nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ về vốn, công nghệ, đối tác, thị trường nhằm khai thác hết tiềm năng của ngành.

Vừa qua, thành phố cũng đã ban hành các chính sách như: hỗ trợ lãi vay để đầu tư nhà xưởng, công nghệ sản xuất mới trong thời gian 7 năm, mức vốn vay tối đa là 200 tỷ đồng/dự án; kết nối cung cầu sản phẩm giữa  doanh nghiệp của thành phố với các  doanh nghiệp đầu cuối, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực FDI, các doanh nghiệp nước ngoài với các nhà cung cấp trong nước; giúp doanh nghiệp nội địa nâng cao năng lực cạnh tranh để từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với các tập đoàn kinh tế nước ngoài…

Theo đại diện nhà mua hàng các doanh nghiệp Việt rất có tiềm năng cung ứng. Họ kỳ vọng, các nhà cung ứng nội địa phải cung ứng sản phẩm có chất lượng, giao hàng nhanh, ổn định cao và không ngại phát triển. Vì TTI muốn tạo ra những chuỗi cung ứng là những nhà cung cấp nội địa với tham vọng tỷ lệ nội địa hoá lên đến 80%.

Dịp này, Ban quản lý Khu công nghệ cao TPHCM, Công ty Techtronic Industries (TTI) đã kí thỏa thuận hợp tác hỗ trợ và phát triển các nhà cung cấp trong nước 2020 nhằm kết nối, mở rộng thị trường và tìm các nhà cung cấp trong nước nguyên liệu công nghiệp hỗ trợ cho các  doanh nghiệp FDI đa quốc gia.

Giá gas hôm nay 2/7/2020: Giá gas trong nước và thế giới đồng loạt tăng - Giá gas ngày 2/7 tăng trở lại, giá gas tăng do nhu cầu tiêu thụ được cải thiện nhờ vào thời tiết đang nóng lên vào mùa hè.

Giá cao su hôm nay 2/7/2020: Quay đầu tăng - Giá cao su ngày 2/7 tăng, được thúc đẩy bởi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu hồi phục từ khủng hoảng virus corona ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa.