Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành văn bản chấn chỉnh các doanh nghiệp trên tinh thần người đứng đầu doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân nếu còn tồn tại sim rác của doanh nghiệp đó; đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng hệ thống nhận dạng hình ảnh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ gia tăng tính chính xác trong việc đăng ký thông tin thuê bao.
Hình minh họa
Trong thực tế, nhiều người sử dụng dịch vụ cũng chưa nhận thức rõ vai trò quan trọng của việc có thông tin thuê bao đầy đủ, chính xác nên dù đã nhận được tin nhắn của doanh nghiệp viễn thông cũng như nhận được giải thích của các nhân viên của doanh nghiệp nhưng vẫn không hợp tác bổ sung lại, cập nhật thông tin thuê bao.
Các khái niệm, tiêu chí xác định đâu là tin nhắn rác, cuộc gọi rác còn chưa rõ ràng, đơn nghĩa gây khó khăn trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra (nhiều tin nhắn quảng cáo từ nhà mạng cũng bị một số người sử dụng, cơ quan báo chí gọi là “rác”).
Thời gian tới, để tăng cường tính pháp lý cho việc phòng, chống tin nhắn rác, thư rác, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác và Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008//Đ-CP về chống thư rác. Dự kiến các văn bản trên sẽ được trình Chính phủ vào cuối năm 2019. Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý thông tin thuê bao.
Bộ cũng sẽ giao trách nhiệm trực tiếp đến lãnh đạo các doanh nghiệp viễn thông di động, theo đó nếu còn tồn tại sim rác ở nhà mạng nào, nhà mạng đó sẽ không được cấp phép triển khai các dịch vụ mới.
Thủ tướng sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV - (VOH) - Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp này sẽ được tiến hành trong 3 ngày từ ngày 6/11 đến ngày 8/11 với 4 nhóm vấn đề.