Theo Tổng cục thống kê, nguyên nhân là trong tháng có 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế (tác động làm CPI chung tăng khoảng 0,09%).
Nhóm giao thông tăng khá cao với 1,17%, chủ yếu do ảnh hưởng từ đợt điều chỉnh tăng giá xăng dầu vào thời điểm 4/1/2018 và 19/1/2018; giá vé tàu hỏa tăng dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,55% do giá điện sinh hoạt và giá dầu hỏa được điều chỉnh tăng, cùng với nhu cầu sửa chữa nhà ở tăng cao trong tháng cuối năm.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2018 tăng 0,51% so với tháng trước, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 1,83% (dịch vụ y tế tăng 2,34%). Ảnh minh họa: TTO
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá tăng thấp hơn mức tăng chung: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,44% (lương thực tăng 0,47%, thực phẩm tăng 0,56%); đồ uống và thuốc lá tăng 0,35%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,34%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,16%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,07%; giáo dục tăng 0,03% (dịch vụ giáo dục tăng 0,04%); hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,40%.
Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,09% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 1/2018 tăng 2,65%.
Chỉ số giá vàng tháng 1/2018 tăng 1,69% so với tháng trước và tăng 6,70% so với cùng kỳ năm 2017. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 1/2018 giảm 5,38% so với tháng trước và giảm 5,36% so với cùng kỳ năm 2017.
Ngoài ra, lạm phát cơ bản tháng 1/2018 tăng 0,18% so với tháng trước và tăng 1,18% so với cùng kỳ năm trước.