Con số này vượt xa mức 139 của cùng kỳ năm ngoái và chỉ thấp hơn kỷ lục 254 đơn vào quý 1/2010, thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Những “gã khổng lồ” gục ngã trong tháng 3/2025 bao gồm: Hãng thời trang nhanh Forever 21 (lần thứ 2 phá sản sau 6 năm); Công ty viễn thông Mitel Networks; Hãng sản xuất phim Village Roadshow Entertainment Group; Công ty xét nghiệm gene 23andMe; Chuỗi nhà hàng Hooters of America.

Forever 21 là ví dụ điển hình cho thấy sự suy yếu của các thương hiệu truyền thống trước những biến động kinh tế và sự vươn lên của các đối thủ mới như Shein và Temu. Đại dịch Covid-19 và lạm phát kéo dài đã khiến lượng tiêu dùng sụt giảm và chi phí hoạt động leo thang.
S&P nhận định, “Các công ty có nền tảng tài chính yếu kém đang chịu áp lực nặng nề do phải tái cấp vốn với mức lãi suất cao hơn rất nhiều so với giai đoạn trước.”
Theo Bloomberg News, số doanh nghiệp Mỹ phá sản nhiều lần trong năm 2023 và 2024 cũng cao kỷ lục kể từ năm 2020, cho thấy tình hình tài chính doanh nghiệp vẫn đang trong giai đoạn đầy bất ổn.