Chờ...

Năm 2030, tài sản những người giàu nhất thế giới chiếm 2/3 của cải toàn cầu

(VOH) -  Đến 2030, những người giàu nhất thế giới, chỉ chiếm khoảng 1% dân số thế giới, nhưng tài sản của họ sẽ chiếm đến 64% của cải toàn cầu, tương đương khoảng 216,5 nghìn tỷ bảng Anh.

Đến năm 2030, tài sản của những người giàu nhất thế giới chiếm khoảng 1% dân số thế giới sẽ đạt tới hai phần ba của cải toàn cầu. Con số gây sốc này được Hạ viện Anh công bố cho thấy mức độ bất bình đẳng trong thu nhập nếu khuynh hướng nầy tiếp tục sau vụ  khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008.

Các số liệu thống kê cho biết, trong 12 năm tới, tài sản của số người giàu trên thế giới (chỉ chiếm 1%  dân số thế giới ) nhưng sẽ chiếm khoảng 64% của cải toàn cầu, tương đương khoảng 216,5 nghìn tỷ bảng Anh - cao hơn so với con số  99 nghìn tỷ bảng Anh hiện nay.

Báo cáo cho thấy số tài sản những người giàu nhất thế giới đã tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với trước đây,với mức tăng trung bình là 6% mỗi năm.  


Những con số mới công bố từ Hạ viện Anh cho thấy tài sản của số 1% người giàu nhất thế giới sẽ tiến đến bằng hai phần ba của cải toàn cầu vào năm 2030.

Các chuyên gia tin rằng, sự chênh lệch này là do những người giàu có tỷ lệ tiết kiệm cao hơn và có sự tích tụ của cổ phiếu, các tài sản khác mang lại lợi ích không cân xứng, theo tờ The Guardian.

Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi công ty tư vấn Opinium cho thấy cử tri Anh quan tâm đến sự gia tăng quyền lực của những người giàu có nhất trên thế giới. Khảo sát cho thấy 34% những người được hỏi tin rằng giới siêu giàu sẽ có quyền lực mạnh nhất trong 12 năm tới,trong khi 28 % cho rằng quyền lực thuộc về  chính phủ các quốc gia.

Số liệu thống kê tiết lộ đến 2030 tài sản của 1 % số người giàu nhất trên thế giới sẽ tương đương 64 % của cải toàn cầu (tương đương 216.5 ngàn tỉ bảng Anh).

Cuộc thăm dò cũng cho thấy sự lo sợ về sự khác biệt giàu nghèo sẽ dẫn đến tình trạng tham nhũng ngày càng gia tăng, khi mà số người giàu 1 % này gây ảnh hưởng đến các chính trị gia trên toàn cầu.

Khảo sát đã được đặt hàng bởi cựu bộ trưởng Lao động Anh Liam Byrne, các  nghị sĩ, nhà khoa học, lãnh đạo doanh nghiệp và liên hiệp công đoàn cùng nhau ghi nhận sự bất bình đẳng đang gia tăng.

Ông Byrne muốn gây áp lực lên các nhà lãnh đạo G20 sau khi tuyên bố sự bất bình đẳng toàn cầu đang đến "cao trào".