Ngành logictics dự báo đến năm 2030 thiếu đến 2 triệu lao động

(VOH) - Diễn đàn “Phát triển nguồn nhân lực cho ngành logictics và xu hướng tại Việt Nam” diễn ra sáng 16/5 do Hiệp hội Logictics Việt Nam phối hợp Chính phủ Úc tổ chức tại TPHCM.

“Ngành llogictics hiện nay đang thiếu trầm trọng nhân lực, dự báo đến năm 2030 thiếu đến 2 triệu lao động”. Đây là chia sẻ của ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam tại diễn đàn “Phát triển nguồn nhân lực cho ngành logictics và xu hướng tại Việt Nam”.

Ngành logictics dự báo đến năm 2030 thiếu đến 2 triệu lao động

Diễn đàn “Phát triển nguồn nhân lực cho ngành logictics và xu hướng tại Việt Nam”

Nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này hiện nay rất cao, tuy nhiên, sinh viên tốt nghiệp các trường nghề không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng về cả chất và số lượng. Các kỹ năng được đào tạo không gắn kết với nhu cầu của thị trường lao động. Do đó, sinh viên tốt nghiệp được sắp xếp vào những vị trí tay nghề thấp với mức lương khiêm tốn, trong khi các nhà tuyển dụng lại phải đầu tư đào tạo lại nhân viên. Vì vậy, theo ông Lê Duy Hiệp, xây dựng nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam đòi hỏi sự tham gia và cam kết tích cực của các bên liên quan bao gồm chính phủ, chính quyền địa phương, các công ty logistics và các trường dạy nghề.

“Để cải thiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chúng ta đã có đào tạo ngành, dịch vụ logictics tại các trường đại học, hiện nay ít nhất trên 10 trường đại học trên cả nước có chương trình đào tạo. Ngoài ra còn có nhiều trường cao đẳng, dạy nghề có chương trình đào tạo đối với phân ngành của dịch vụ logictics như: lái cẩu, lái xe nâng, lái xe vận tải…”, ông Hiệp thông tin.

Với sự phát triển nhanh hệ thống phân phối hiện đại, TP.HCM là đầu mối phân phối các loại hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa tiêu thụ nội địa đến các tỉnh thành phố trong cả nước. Cùng với đó, hoạt động giao thương, mua bán, logictics hầu hết đặt văn phòng tại TP.HCM. Ngành này kết nối nhiều hoạt động từ ngang đến dọc, từ các nhà sản xuất, đơn vị vận chuyển, đến các cơ quan nhà nước làm thủ tục thông quan, các cơ quan kiểm tra, hãng tàu, thậm chí kết nối với các đối tác bên ngoài.

Để tạo ra nguồn nhân lực cho lĩnh vực logictics, hiện lãnh đạo TP cũng đã phê duyệt chương trình hỗ trợ 10 lớp đào tạo cho ngành logictics.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa - Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM, lãnh đạo TP.HCM đã xác định mục tiêu xây dựng TPHCM là trung tâm logictics của cả khu vực, kết nối với quốc tế và trong nước. Để làm được công việc này, TPHCM đã đưa đề án phát triển ngành logictics của TP.HCM đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030 thành một trong những đề án trọng điểm được sự quan tâm giám sát của lãnh đạo Thành ủy, UBND TP. “Hiện nay đề án này chúng tôi đã tổ chức đấu thầu, qua 2 lần đấu thầu, Viện Tư vấn và Đào tạo Logictics của VLA đã trúng thầu. Trong vòng 6 tháng tới, chúng tôi phải hoàn tất đề án này”, ông Hòa nói.

Bình luận