Chờ...

Nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025

(VOH) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương được phân bổ theo ngành, lĩnh vực theo quy định.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 8/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025.

vốn đầu tư công
Ảnh minh họa

Quyết định nêu rõ việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14.

Vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương được phân bổ theo ngành, lĩnh vực theo quy định.

Về tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương, Quyết định nêu rõ vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương bố trí cho nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi đầu tư của ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và thuộc đối tượng đầu tư công quy định tại Điều 5 của Luật Đầu tư công.

Đối với vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương trong nước thì dành tối đa không quá 30% để bổ sung có mục tiêu cho địa phương và được phân bổ theo ngành, lĩnh vực thì dành tối đa không quá 30% để bổ sung có mục tiêu cho địa phương và được phân bổ theo ngành, lĩnh vực, không bao gồm vốn các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia.

Mức vốn còn lại được phân bổ như sau:

- Phân bổ cho các bộ, cơ quan trung ương theo ngành, lĩnh vực. Các bộ, cơ quan trung ương chịu trách nhiệm phân bổ cụ thể cho các chương trình, dự án theo đúng quy định của pháp luật và theo các nguyên tắc, thứ tự ưu tiên quy định.

- Phân bổ cho các nhiệm vụ, chương trình, dự án cụ thể bao gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án kết nối, có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhiệm vụ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, nghĩa vụ thanh toán của ngân sách trung ương, các chính sách khác sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật.

Đối với vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, phân bổ trên cơ sở định hướng thu hút và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong giai đoạn 2021 – 2025, nhu cầu của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đối với các dự án đang triển khai, các dự án chuyển tiếp, các dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư theo ngành, lĩnh vực.

Nguyên tắc phân bổ cho bộ, cơ quan trung ương

Quyết định nêu rõ việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương cho bộ, cơ quan trung ương thực hiện theo quy định trên và phân bổ theo nguyên tắc, tiêu chí cụ thể sau:

Thứ nhất, ưu tiên bố trí vốn kế hoạch đầu tư trung hạn còn thiếu của các dự án thuộc danh mục của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 chuyển tiếp sang giai đoạn 2021 – 2025, thu hồi vốn ứng trước.

Cụ thể, hoàn trả vốn ứng trước thuộc trách nhiệm của ngân sách trung ương nhưng chưa có nguồn để hoàn trả và được cấp có thẩm quyền cho phép hoãn hoàn trả trong giai đoạn 2016 – 2020.

Số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 – 2020 chưa được bố trí trong kế hoạch hằng năm của các dự án đã được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.

Thứ hai, số vốn còn lại bố trí cho các dự án mới thuộc các ngành, lĩnh vực theo quy định và phân bổ theo thứ tự ưu tiên quy định tại khoản 8 Điều 4 của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14.

Quyết định cũng nêu rõ, vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương phân bổ cho bộ, cơ quan trung ương quy định tại khoản 4 Điều 4 của Luật Đầu tư công theo ngành, lĩnh vực quy định tại Quyết định này.

Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô lắp ráp trong nước - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 09/2020NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.