Công ty nghiên cứu Teikoku Databank cho biết, ngoài chi phí nhân sự tăng cao do thiếu hụt lao động, tình trạng phá sản của các doanh nghiệp kinh doanh mì ramen dẫn đến khoản nợ phải trả ít nhất là 10 triệu yên (1,6 tỷ đồng) vào năm 2024, tăng vọt hơn 30% lên 72%, tăng so với mức 53% vào năm 2023.
Mì ramen Nhật Bản thường kết hợp thịt và rau củ với nước dùng. Dù chi phí tăng, giá trung bình của một tô mì ramen vẫn dưới 700 yên (khoảng 110.000 đồng), theo Teikoku Databank.
Mì ramen - món ăn cũng được nhiều người yêu thích ở nước ngoài – là món ăn chính phổ biến tại Nhật vào giờ ăn trưa hoặc đêm khuya.
Nhưng với chi phí nguyên liệu năm 2024 tính đến tháng 10 tăng trung bình hơn 10% so với năm 2022, các doanh nghiệp phải đối mặt với việc phải tăng giá lên gần 1.000 yên (161.000 đồng).
Mức giá này thấp hơn so với nhiều lựa chọn ăn uống khác, nhưng việc ‘vượt qua ranh giới đó’ là đòn giáng mạnh, khiến thực khách bỏ đi.
Takatoyo Sato, quản lý quán mì Menkoi Dokoro Kiraku tại khu thương mại Shimbashi của thủ đô cho biết, lần cuối cùng ông tăng giá là vào tháng 5/2024 để ứng phó với tình hình kinh doanh thắt chặt.
Món ăn được khách hàng địa phương ưa chuộng nhất là mì ramen shoyu với nước dùng làm từ nước tương có giá 780 yên vào năm 2021 đã tăng lên 950 yên.
"Tôi không thể không tăng giá, nếu không chúng tôi bị lỗ", người đàn ông 52 tuổi này cho biết trong giờ nghỉ giữa giờ ăn trưa của một trong những ca làm việc kéo dài 17 tiếng.
Gần 34% trong số khoảng 350 doanh nghiệp kinh doanh mì ramen được Teikoku Databank khảo sát báo cáo rằng họ đang thua lỗ trong năm tài chính 2023.
Teikoku Databank cho biết, đến năm 2025, tình trạng phá sản có thể tiếp diễn, trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sẽ ngần ngại hơn trong việc điều chỉnh giá thực đơn so với các chuỗi nhà hàng lớn.