Tiêu điểm: Nhân Humanity

Thiếu thông tin thị trường, doanh nghiệp xuất khẩu bị quỵt nợ hàng triệu đô la Mỹ

(VOH) - Cổng dịch vụ công quốc gia tích hợp hơn 500 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có gần 300 dịch vụ công cho doanh nghiệp, còn lại dịch vụ công cho người dân.

“Đầu tháng 7 năm nay, việc xác thực bản sao từ bản chính trên cổng thông tin dịch vụ quốc gia sẽ được ứng dụng rộng rãi trên toàn quốc. Như vậy, người dân có thể thực hiện thủ tục sao xác thực bất cứ lúc nào”. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông tin tại hội thảo trực tuyến Giới thiệu Cổng dịch vụ công quốc gia và những lợi ích dành cho doanh nghiệp” tại TPHCM chiều 12/6.

Theo Bộ trưởng, ưu điểm lớn của Cổng dịch vụ công quốc gia là tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, đồng thời tạo thêm kênh giám sát việc thực hiện, bảo đảm tính minh bạch trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Cổng dịch vụ công quốc gia

Toàn cảnh hội thảo

Cổng dịch vụ công quốc gia tích hợp hơn 500 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có gần 300 dịch vụ công cho doanh nghiệp, còn lại dịch vụ công cho người dân. Một số nhóm thủ tục có tần suất thực hiện lớn, hiệu quả cho doanh nghiệp như: nhóm thủ tục về đăng ký khuyến mãi, nhóm thủ tục về chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, thủ tục liên quan đến bảo hiểm, thuế, khai sinh, đăng ký thành lập doanh nghiệp, giấy phép xây dựng… nhờ đó, giúp doanh nghiệp, người dân tiết kiệm thời gian, chi phí khi thủ tục ở tất các bộ, ngành, địa phương đều có thể thực hiện trên cổng. 

Về thực hiện tủ tục hành chính trên môi trường điện tử, lần đầu tiên ghi nhận giá trị pháp lý của thủ tục trực tuyến, kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử, công nhận hồ sơ ký số của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm bớt các loại hồ sơ giấy cũng như xác định các quy trình giao dịch trực tiếp của cơ quan nhà nước và thúc đẩy giao dịch điện tử, góp phần thúc đẩy nền kinh tế số. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được từ việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến là khoảng 6.400 tỷ đồng.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, việc khai trương trục liên thông văn bản quốc gia từng bước chuyển từ báo cáo giấy sang báo cáo điện tử qua hệ thống thông tin báo cáo chính phủ và dự kiến sẽ khai trương trong tháng 8/2020.

“Có thể thấy, việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đem lại lợi ích rất lớn cho người dân, doanh nghiệp và cổng thông tin dịch vụ quốc gia là một giải pháp hữu hiệu để điện tử hóa thủ tục hành chính. Việc thực hiện thủ tục hành chính thông qua cổng điện tử dịch vụ công quốc gia tạo thêm kênh giám sát giúp người dân, doanh nghiệp có thể theo dõi quá trình giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan hành chính nhà nước”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết thêm.

Cổng dịch vụ công quốc gia

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng (giữa) giới thiệu Cổng dịch vụ công quốc gia và những lợi ích dành cho doanh nghiệp.

Đánh giá ngành Hải quan có những cải tiến, tuy nhiên ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, vẫn còn những tồn tại gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đơn cử như những vướng mắc liên quan đến việc nhận gia công lại. Theo ông Giang, ngành dệt may khi nhận một đơn hàng thì đơn hàng ấy rất lớn. Năng lực sản xuất của doanh nghiệp không phải một lúc mà sản xuất được ngay nên thời gian giao hàng của doanh nghiệp rất khó khăn, do đó phải cho doanh nghiệp khác gia công lại. Tuy nhiên, Luật Thuế và Hải quan bắt số phần mang đi gia công lại phải đóng thuế nhập khẩu. Ông Giang cho rằng, điều này hết sức phi lý. Văn phòng chính phủ đã yêu cầu Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính tháo gỡ vấn đề này nhưng một năm nay vẫn chưa được thực hiện.

Việt Nam đã xuất khẩu gỗ và lâm sản vào thị trường thế giới ở 120 quốc gia. Doanh số hàng năm khoảng 10 tỷ đồng. Ông Huỳnh Quang Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nêu vấn đề, do đặc thù ngành chế biến gỗ Việt Nam, chế biến sản phẩm để xuất khẩu. Ngành gỗ rất cần thông tin thị trường để tránh trường hợp doanh nghiệp Việt Nam bị thiệt hại do khách hàng không trả nợ. Như vừa rồi, ở thị trường Anh, doanh nghiệp Việt Nam thiệt hại 38 triệu đô la Mỹ do khách hàng không trả nợ. Sau này doanh nghiệp Việt Nam mới biết là doanh nghiệp đó đã lỗ từ năm 2017, 2018, do không có thông tin nên các doanh nghiệp Việt Nam cứ bán chịu. Đến giờ thì dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp đó không đứng vững nữa nên doanh nghiệp Việt Nam bị mất rất nhiều tiền.

Ông Thanh đề nghị các đại sứ quán của Việt Nam ở các quốc gia sở tại nên chuyển thông tin thị trường, tình trạng doanh nghiệp về cho cổng thông tin dịch vụ quốc gia, để khi doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn thị trường và lĩnh vực đầu tư thì không sai nhiều.

Bình luận