Chương trình đã góp phần thúc đẩy việc làm tốt hơn cho phụ nữ trong ngành may mặc tại TPHCM và một số tỉnh thành khác của Việt Nam. Việc xây dựng nơi làm việc tốt hơn đã giúp cải thiện điều kiện làm việc trong các nhà máy may mặc, nơi có đến 80% phụ nữ tham gia đồng thời làm cho ngành này cạnh tranh hơn.
Nữ công nhân may mặc tại nhà máy. Ảnh minh họa: internet
Một nghiên cứu lớn mới đây cho thấy, các nhà máy may mặc cung cấp công việc chất lượng tốt, bền vững và đối xử công bằng với công nhân là động lực mạnh mẽ cho việc trao quyền cho phụ nữ và mang lại những lợi ích lâu dài cho họ, gia đình và cộng đồng của họ.
Các nhà máy đã dần cải thiện việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động chính của ILO và luật pháp quốc gia về bồi thường, hợp đồng, an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp và thời gian làm việc.
Điều này đã cải thiện đáng kể điều kiện làm việc và đồng thời nâng cao năng suất và lợi nhuận của nhà máy.