Tiêu điểm: Nhân Humanity

Vận tải biển 2024 đối mặt nhiều khó khăn

VOH - Những căng thẳng leo thang gần đây ở Biển Đỏ khiến các hãng vận tải hàng hóa quan trọng toàn cầu phải đi đường vòng.

Các yếu tố như hạn hán tại kênh đào Panama, những cuộc tấn công lên các tàu thuyền thương mại liên tục leo thang ở khu vực biển Đỏ, kênh đào Suez gây ảnh hưởng đến hoạt động của các hãng tàu và có thể dẫn tới tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dự kiến nguồn cung tàu sẽ tiếp tục tăng trưởng năm nay khi các hãng bắt đầu nhận bàn giao tàu mới sau 2 năm chờ đóng. Ngược lại, năm nay dự báo có ít tàu đem đi phá dỡ.

"Gã khổng lồ" vận tải biển Maersk của Đan Mạch, vốn chuyên chở 90% khối lượng thương mại toàn cầu, phải đối mặt với khả năng bị gián đoạn hoạt động từ các cuộc xung đột đang diễn ra trên thế giới đến hạn hán ảnh hưởng tới các tuyến đường vận tải quan trọng như Kênh đào Panama.

Vận tải biển 2024 đối mặt nhiều khó khăn
Tàu chở hàng hóa của hãng vận tải Maersk - Ảnh: AFP

Lịch trình của các tàu phức tạp và có thể sẽ không đồng bộ đối với các tàu container khổng lồ, tàu chở nhiên liệu và các tàu chở hàng hóa khác trong suốt cả năm.

Điều này sẽ càng làm vận chuyển hàng hóa chậm trễ và tăng chi phí đối với các nhà bán lẻ như Walmart, IKEA và Amazon, cũng như các nhà sản xuất thực phẩm như Nestle và các cửa hàng tạp hóa bao gồm Lidl.

Nhà phân tích trưởng Peter Sand của Công ty Cung cấp Dữ liệu Vận tải Xeneta cho rằng các rủi ro bổ sung trong năm 2024 sẽ bao gồm khả năng gia tăng căng thẳng ở Biển Đỏ tới Vịnh Arab làm ảnh hưởng đến các chuyến hàng vận chuyển dầu mỏ.

Cuộc khủng hoảng ở Ukraine tiếp tục cũng khiến hoạt động buôn bán ngũ cốc trở nên khó khăn.

Hãng vận tải Maersk ngày 5/1 đã cùng với các hãng vận tải biển lớn khác định tuyến lại các tàu rời khỏi Biển Đỏ để tránh những cuộc xung đột trong khu vực mà từ đó dẫn đến Kênh đào Suez, tuyến đường ngắn nhất nối châu Á với châu Âu.

Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt ngày càng diễn ra thường xuyên và ngay lập tức, thậm chí còn ảnh hưởng nặng nề hơn cả căng thẳng địa chính trị.

Bình luận