Với 6 đường bay quốc tế: Hành khách cần lưu ý gì?

(VOH) - Trong tháng 9/2020 sẽ mở lại một số đường bay quốc tế sau hơn 5 tháng tạm ngưng khai thác do dịch COVID-19.

Tối 16/9, Bộ Giao thông Vận tải có văn bản hoả tốc số 9325/BGTVT-VT gửi các Cục Hàng không Việt Nam, Cục Y tế Giao thông vận tải về việc mở lại đường bay quốc tế.

đường bay quốc tế
Ảnh minh họa

Văn bản này do Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn ký nêu rõ: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh tại cuộc họp về việc cho phép mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ giữa Việt Nam và một số đối tác, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao trao đổi, thống nhất với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan - Trung Quốc, Campuchia, Lào (bao gồm các hãng hàng không) về đối tượng được nhập cảnh, quy trình nhập cảnh và những điều kiện của Việt Nam đối với người muốn nhập cảnh trước khi lên máy bay (kiểm tra thân nhiệt, cài đặt ứng dụng NCOVI và khai báo y tế, giấy xác nhận RT-PCR âm tính với COVID-19). 

Theo đó, hãng hàng không chỉ bán vé cho người đã có thị thực nhập cảnh và địa điểm lưu trú cụ thể tại Việt Nam. 

Khi bán vé, hãng hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra giấy xác nhận âm tính với COVID-19 do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp. Hãng hàng không phải gửi Cảng vụ hàng không danh sách hành khách dự kiến thực hiện chuyến bay 12 giờ trước giờ khởi hành theo phép bay và danh sách chi tiết hành khách chuyến bay 30 phút trước giờ khởi hành thực tế của chuyến bay. 

Đối tượng được nhập cảnh, quy trình nhập cảnh và những điều kiện của Việt Nam đối với người muốn nhập cảnh trước khi lên máy bay (kiểm tra thân nhiệt, cài đặt ứng dụng khai báo y tế điện tử (NCOVI), giấy xác nhận RT-PCR âm tính với COVID-19 của cơ quan y tế có thẩm quyền nước sở tại cấp trong vòng 3 ngày trước khi lên máy bay (trừ một số địa bàn không cấp loại giấy này). 

Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo các hãng hàng không, trong trường hợp vận chuyển hành khách quá cảnh từ quốc gia thứ ba, bố trí khoang riêng biệt cho các đối tượng quá cảnh từ nước thứ ba nhập cảnh vào Việt Nam, không ngồi cùng các đối tượng nhập cảnh từ 6 địa bàn: Trung Quốc (Quảng Châu), Nhật Bản (Tokyo), Hàn Quốc (Seoul), Đài Loan, Trung Quốc (Taipei), Campuchia (Phnom Penh), Lào (Vientiane). Áp dụng các biện pháp phòng dịch chặt chẽ, đảm bảo an toàn phòng chống dịch. 

Cơ quan này cũng cần chỉ đạo Cảng vụ hàng không miền Bắc, miền Trung, miền Nam chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tại Cảng hàng không, sân bay xây dựng và thực hiện quy trình về việc tiếp nhận chuyến bay, hành khách nhập cảnh tại cảng hàng không, sân bay, phân luồng hàng khách và bàn giao cho các cơ quan, đơn vị đón hành khách để đưa đi cách ly theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi có sân bay quốc tế và đảm bảo đúng quy định về phòng, chống dịch của Bộ Y tế. 

Cục Y tế Giao thông vận tải được Bộ Giao thông Vận tải giao chủ trì tổng hợp các hướng dẫn, yêu cầu về y tế của Bộ Y tế đối với người nhập cảnh Việt Nam để Cục Hàng không Việt Nam làm cơ sở thông báo cho nhà chức trách hàng không, hãng hàng không liên quan biết, phối hợp thực hiện. 

Mở lại đường bay thương mại

Ngày 11/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các hãng hàng không xem xét việc mở lại đường bay thương mại với một số quốc gia và khu vực. Xem xét mở các chuyến bay riêng với người quá cảnh Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Lào, Campuchia về Việt Nam.

Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Cục đã hoàn thiện phương án khôi phục các đường bay quốc tế trình Bộ Giao thông Vận tải.

Cụ thể, với Trung Quốc, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất mở lại đường bay TP Hồ Chí Minh - Quảng Châu tần suất 1 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên; trong đó, phía Việt Nam chỉ định Vietnam Airlines/Pacific Airlines khai thác linh hoạt bằng tàu B787 (343 ghế). Phía Trung Quốc chỉ định 1 hãng hàng không khai thác bằng tàu A320 tối đa 200 ghế. Với phương này số lượng khách cách ly tại TP Hồ Chí Minh tối đa 540 khách/tuần.

Với Nhật Bản, trong điều kiện nhu cầu kết nối Nhật Bản với 2 đầu Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là tương đồng, Cục đề xuất nối lại đường bay Hà Nội - Tokyo với tần suất 1 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên và TP Hồ Chí Minh - Tokyo với tần suất 1 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên.

Phía Việt Nam chỉ định Vietnam Airlines/Pacific Airlines phối hợp khai thác linh hoạt đường bay Hà Nội - Tokyo bằng tàu bay B787 (343 ghế) vào ngày thứ 3 hàng tuần. Vietjet Air khai thác đường bay TP Hồ Chí Minh - Tokyo bằng tàu bay A321 (240 ghế) vào ngày thứ 3 hàng tuần. Như vậy, số lượng cách ly tối đa tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 560 khách/tuần.

Đường bay đến Hàn Quốc, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất Vietnam Airlines/Pacific Airlines khai thác đường bay Hà Nội - Seoul với với tần suất 1 chuyến/tuần bằng tàu bay B787. Vietjet Air khai thác đường bay TP Hồ Chí Minh - Seoul bằng tàu bay A321. Số lượng cách ly tối đa tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 650 khách/tuần.

Đường bay đến Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) cũng sẽ do Vietnam Airlines/Pacific Airlines khai thác đầu TP Hồ Chí Minh bằng tàu bay B787 và Vietjet Air khai thác đầu Hà Nội bằng tàu bay A320. Dự kiến số lượng khách cách ly tối đa tại Hà Nội là 620 khách/tuần; tại TP Hồ Chí Minh là 700 khách/tuần.

Đường bay đến Lào và Campuchia cũng được Cục Hàng không Việt Nam đề xuất nối lại với tần suất 1 tuần/chuyến, do Vietnam Airlines khai thác.

Trạm thu phí chính thức được trả lại tên - Trạm thu phí sau một thời gian được gọi là trạm thu giá nay đã chính thức được trả lại tên.

Bình luận