Chờ...

Hướng dẫn cách chọn dứa ngon và gọt dứa đẹp mắt

(VOH) – Mùa hè tới là mùa thu hoạch của những trái cây nhiệt đới, trong đó điển hình phải kể đến dứa. Nhưng nhìn bề ngoài trái nào cũng gai góc, xù xì, làm sao để biết được cách chọn dứa ngon?

Dứa được biết đến như một thức quả bình dân bởi giá thành tương đối rẻ và có thể tìm mua rất dễ dàng. Tuy nhiên, để chọn lựa được quả dứa ngon ngọt đúng ý bạn cần nắm rõ một số lưu ý quan trọng trong bài viết dưới đây. 

1. Cách chọn dứa ngon

Thông thường khi chọn mua trái cây, chúng ta hiếm khi được nếm thử trực tiếp hương vị, chính vì lý do đó nên việc quan sát kĩ lưỡng các đặc điểm bên ngoài như màu sắc, hình dáng hay kích thước đóng vai trò rất quan trọng. 

1.1 Màu sắc

Màu sắc là một trong những yếu tố dễ nhận biết nhất để xác định quả dứa đã chín ngọt hay còn xanh. Theo đó, nên chọn trái có màu sắc đồng đều, chuyển vàng toàn bộ, có thể còn một ít mắt dứa xanh gần phần cuống. Đặc biệt, nếu quan sát thấy xuất hiện mắt dứa màu nâu hoặc đỏ thì không nên chọn vì trái có nguy cơ chín nhũn. 

huong-dan-cach-chon-dua-ngon-va-got-dua-dep-mat-voh-0
Nên chọn dứa có vỏ chuyển vàng đều, khi đó trái đã chín (Nguồn: Internet) 

1.2 Hình dáng và kích thước

Khi mua dứa, không nên lựa trái có dạng hình ống dài bởi những trái như vậy thường có nhiều mắt và không ngọt. Tốt nhất nên chọn trái cầm lên thấy chắc tay, hình tròn bầu, phần mắt dứa lớn và thưa, đây chính là những quả dứa chín tự nhiên, không ngâm thuốc. 

Ngoài ra, phần vỏ của những quả dứa thối hỏng thường có biểu hiện nấm mốc, rỉ nước và bị nứt.

1.3 Kiểm tra độ chín

Chọn mua được quả dứa chín vừa đủ độ, không nhũn mềm hay xanh non không quá khó như bạn nghĩ. Để kiểm tra độ chín, trước hết hãy chú ý tới mùi thơm của mỗi trái. 

Dứa khi chín ngọt thường có hương thơm đặc trưng, rất dễ nhận ra, trường hợp trái chưa tỏa hương thì phần lớn là còn xanh. Bên cạnh đó, với những trái quá chín, bạn sẽ ngửi thấy mùi hơi chua như lên men, phần vỏ héo khô và hơi nhăn. 

2. Cách gọt dứa đơn giản, đẹp mắt

Công đoạn gọt dứa có lẽ sẽ khiến bạn cảm thấy “ngán ngẩm” bởi cần đảm bảo loại bỏ mắt dứa sao cho đẹp mắt mà không làm dập nát trái. Cùng tham khảo một số cách gọt dứa đơn giản ngay sau đây nhé: 

2.1 Gọt dứa bỏ luôn mắt

Đây là phương pháp khá tiết kiệm thời gian, cần gọt sâu phần vỏ nhằm loại bỏ luôn phần mắt dứa. Để thực hiện theo cách này bạn nên chuẩn bị cho mình cây dao thật sắc và chiếc thớt làm điểm tựa. 

Các bước thực hiện như sau: 

huong-dan-cach-chon-dua-ngon-va-got-dua-dep-mat-voh-1
Bước 1: Cắt đôi quả dứa 
huong-dan-cach-chon-dua-ngon-va-got-dua-dep-mat-voh-2
Bước 2: Gọt bỏ 2 đầu dứa 
huong-dan-cach-chon-dua-ngon-va-got-dua-dep-mat-voh-3
Bước 3: Dùng dao áp sát thân quả dứa, gọt bỏ cả phần vỏ và mắt dứa

2.2 Gọt dứa kiểu xoắn ốc (đường chéo)

Gọt theo kiểu xoắn ốc sẽ tốn nhiều thời gian và đòi hỏi một chút khéo léo. Dù vậy nhưng đây là cách được áp dụng nhiều nhất vì dễ xác định hướng của mắt dứa và thành phẩm rất đẹp mắt. 

Các bước thực hiện như sau: 

huong-dan-cach-chon-dua-ngon-va-got-dua-dep-mat-voh-4
Bước 1: Gọt bỏ lần lượt 2 đầu của quả dứa 
huong-dan-cach-chon-dua-ngon-va-got-dua-dep-mat-voh-5

Bước 2: Gọt bỏ toàn bộ vỏ bao quanh

huong-dan-cach-chon-dua-ngon-va-got-dua-dep-mat-voh-6
Bước 3: Cắt các mắt dứa theo đường chéo 

2.3 Gọt dứa kiểu đứng (đường thẳng)

Kiểu gọt này cũng thực hiện tương tự như kiểu xoắn ốc, điểm khác biết chính là đường gọt thẳng đứng thay vì đường chéo. 

Các bước thực hiện như sau: 

huong-dan-cach-chon-dua-ngon-va-got-dua-dep-mat-voh-7
Bước 1: Cắt bỏ 2 đầu của trái 
huong-dan-cach-chon-dua-ngon-va-got-dua-dep-mat-voh-8
Bước 2: Cắt bỏ toàn bộ phần vỏ 
huong-dan-cach-chon-dua-ngon-va-got-dua-dep-mat-voh-9
Bước 3: Thay vì gọt mắt theo đường chéo, ta gọt theo đường thẳng 

2.4 Gọt dứa theo hình thuyền

Nếu cần bày biện cho các bữa tiệc, bạn nên lựa chọn cách gọt dứa theo hình thuyền để tạo điểm nhấn trang trí. 

Các bước thực hiện như sau: 

huong-dan-cach-chon-dua-ngon-va-got-dua-dep-mat-voh-10
Bước 1: Không cần gọt vỏ, cắt quả dứa thành 4 phần
huong-dan-cach-chon-dua-ngon-va-got-dua-dep-mat-voh-11
Bước 2: Cắt thành từng miếng tam giác nhỏ
huong-dan-cach-chon-dua-ngon-va-got-dua-dep-mat-voh-12
Bước 3: Lọc bỏ phần mắt dứa
huong-dan-cach-chon-dua-ngon-va-got-dua-dep-mat-voh-13
Bước 4: Xếp thành hình thuyền 

2.5 Gọt dứa giữ nguyên vỏ

Không cần vất vả đẽo gọt, lược bỏ từng mắt dứa mà vẫn có thể thưởng thức từng miếng dứa ngọt thơm nếu biết áp dụng cách gọt dứa giữ nguyên vỏ này. 

Các bước thực hiện như sau: 

huong-dan-cach-chon-dua-ngon-va-got-dua-dep-mat-voh-14
Bước 1: Dựng đứng quả dứa, dùng dao khứa theo đường mắt dứa 
huong-dan-cach-chon-dua-ngon-va-got-dua-dep-mat-voh-15
Bước 2: Dùng tay ấn vào mắt dứa để tách thịt 
huong-dan-cach-chon-dua-ngon-va-got-dua-dep-mat-voh-16
Ăn dứa mà không cần gọt vỏ 

3. Dứa, thơm, khóm khác nhau như thế nào?

Chắc hẳn không ít lần bạn thắc mắc dứa - thơm - khóm là cách gọi để chỉ cùng một loại trái cây hay đây hoàn toàn là 3 loại quả khác biệt. Thực tế thì còn tùy thuộc vào bạn đang sinh sống tại vùng miền nào trên dải đất hình chữ S này. 

Về với miền Tây – xứ sở trái cây của cả nước, người dân ở đây nhận định dứa, thơm, khóm là 3 thức quả riêng biệt. Dứa thường dùng để chỉ loại dứa dại, khóm và thơm thì có sự tương đồng với nhau hơn. 

huong-dan-cach-chon-dua-ngon-va-got-dua-dep-mat-voh-17
Trái thơm ở miền Tây: mắt thưa, lá ít gai (Nguồn: Internet) 
huong-dan-cach-chon-dua-ngon-va-got-dua-dep-mat-voh-18
Trái khóm miền Tây: quả nhỏ, mắt dày, lá nhiều gai (Nguồn: Internet) 
huong-dan-cach-chon-dua-ngon-va-got-dua-dep-mat-voh-19
Quả dứa dại thường dùng nhiều trong Đông y (Nguồn: Internet) 

Trở ra miền Bắc, 3 cách gọi này được cho rằng để chỉ một loại quả và thường dùng phổ biến nhất là dứa. 

4. Lưu ý bảo quản dứa đúng cách

Nếu muốn tích trữ và sử dụng dứa trong thời gian lâu dài, bạn hãy áp dụng một số cách sau đây: 

  • Dứa có thể bảo quản trong điều kiện nhiệt độ phòng thông thường, nhưng nên để ở khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Đặc biệt, nên cố gắng sử dụng hết trong vòng 5 – 7 ngày. 
  • Nếu cất trữ trong ngăn dưới tủ lạnh thì tốt nhất nên để nguyên vỏ và dùng trong khoảng 10 – 15 ngày. 
  • Bên cạnh đó, khi đã gọt vỏ, cắt dứa thành miếng nhỏ thì nên bảo quản trên ngăn đông tủ lạnh, phương pháp này cho phép bạn sử dụng trong thời gian lâu hơn, có thể lên tới 6 tháng. 

Mong rằng một vài mẹo nhỏ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chọn mua, sử dụng và bảo quản dứa thật hiệu quả nhé.