Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những loại bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động cần có ký hợp đồng lao động. Cách tính bảo hiểm thất nghiệp dựa trên mức lương trung bình, địa điểm làm việc (doanh nghiệp hoạt động thuộc vùng I, vùng II, vùng III hay vùng IV) và thời gian đóng bảo hiểm của người lao động.
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Cách tính bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? Trước khi tìm hiểu cụ thể về vấn đề này, bạn cần hiểu rõ bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp là một loại bảo hiểm xã hội
Hiện nay, có 4 loại bảo hiểm xã hội mà chúng ta cần quan tâm là Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và Bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm thất nghiệp là bảo hiểm bắt buộc phải có khi người lao động ký hợp đồng lao động với các công ty, doanh nghiệp. Đây được hiểu là biện pháp giúp giải quyết và trợ giúp tạm thời cho những người thất nghiệp, đang trong thời gian tìm việc làm mới. Việc chi trả bảo hiểm thất nghiệp sẽ được thực hiện bởi cơ quan bảo hiểm xã hội.
Dưới góc độ pháp lý, bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Điều 3, chương I, luật Việc làm năm 2013 định nghĩa bảo hiểm thất nghiệp là “Chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.”
Chế độ bảo hiểm thất nghiệp, dưới góc độ pháp lý là “Tổng thể các quy phạm pháp luật quy định việc đóng góp và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp nhằm bù đắp thu nhập cho người lao động khi họ bị mất việc làm. Cùng với đó là thực hiện các biện pháp đưa người thất nghiệp trở lại làm việc.”
Những thông tin trên là cơ sở để hiểu chi tiết về cách tính bảo hiểm thất nghiệp.
Cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất hiện nay
Để tính được cụ thể trợ cấp thất nghiệp được hưởng, cần dựa trên các yếu tố về mức lương trung bình trong 6 tháng đóng bảo hiểm trước khi thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm,...
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
Theo quy định, hàng tháng doanh nghiệp đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp 2% trên mức lương người tham gia đóng BHTN. 2% này gồm 1% trích từ tiền lương tháng của người lao động, 1% còn lại do doanh nghiệp đóng.
Để tính đóng BHTN, mức tiền lương tháng thấp nhất không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và không cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng (tính theo thời điểm đóng).
Cách tính trợ cấp thất nghiệp
Theo Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định về cách tính bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng của người lao động như sau:
Số tiền trợ cấp thất nghiệp = Mức lương trung bình của 6 tháng đóng bảo hiểm trước khi thất nghiệp gần nhất x 60%.
Ví dụ: Mức lương trung bình 6 tháng (không tính các khoản phụ cấp) là 6.000.000 đồng. Theo công thức trên, số tiền trợ cấp thất nghiệp bạn được hưởng là
Tiền trợ cấp thất nghiệp = 6.000.000 x 60% = 3.600.000
Những lưu ý trong cách tính bảo hiểm thất nghiệp
Cũng theo Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở. Cụ thể, từ 01/7/2018 quy định về mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của người lao động quy định tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng.
Với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2019 theo điều 5 Nghị định 157/2018/NĐ – CP quy định như sau:
- Vùng I: 4.180.000 đồng/tháng.
- Vùng II: 3.710.000 đồng/tháng.
- Vùng III: 3.250.000 đồng/tháng.
- Vùng IV: 2.920.000 đồng/tháng.
Với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng cơ bản. Cụ thể như sau:
- Vùng I: 4.472.600 đồng/tháng.
- Vùng II: 3.969.700 đồng/tháng.
- Vùng III: 3.477.500 đồng/tháng.
- Vùng IV: 3.124.400 đồng/tháng.
Ví dụ: Chị A là người lao động làm công việc đơn giản, thuộc nhóm lao động chưa được đào tạo. Chị ký kết hợp đồng lao động 12 tháng với doanh nghiệp B với mức lương là 7.000.000 đồng/tháng. Hoạt động của doanh nghiệp B thuộc vùng I. Theo quy định của Chính phủ, mức lương tối thiểu của vùng I là 4.180.000 đồng/tháng.
Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa của chị A là: 5 lần x 4.180.000 đồng = 20.900.000.
Người lao động chỉ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đủ điều kiện sau:
- Thời gian hưởng lương trợ cấp được tính theo tháng người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng hoặc 36 tháng thì hưởng 3 tháng trợ cấp liên tiếp. Cứ đóng đủ 12 tháng tiếp theo, người lao động sẽ hưởng thêm 1 tháng trợ cấp (tối đa không quá 12 tháng).
- Kể từ ngày thứ 16 từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp.
Dựa vào những thông tin trên, người lao động hoàn toàn có thể tự tính được mức trợ cấp thất nghiệp của mình. Đó cũng là cơ sở để người lao động “đòi” quyền lợi của mình tại các doanh nghiệp khi nghỉ việc hay doanh nghiệp cắt giảm nhân sự,…
Cách tính bảo hiểm thất nghiệp không quá phức tạp như nhiều người lao động vẫn nghĩ. Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những kiến thức cần thiết về bảo hiểm thất nghiệp. Để tìm hiểu thêm các vấn đề về bảo hiểm, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết cùng chuyên mục trên trang VOH online. Đóng bảo hiểm thất nghiệp tại nơi thu bảo hiểm xã hội