Đơn cử như việc viết các chứng từ kế toán, báo cáo tài chính bắt buộc là phải viết bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài chỉ được dùng kèm khi đã đồng thời có viết tiếng Việt. Chỉ được sử dụng chữ số Ả Rập, các dấu chấm, dấu phẩy phải đặt đúng vị trí thể hiện hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn….Trên chứng từ không được viết tắt, tẩy xóa, sữa chữa, khi viết phải viết bằng bút mực, số và chữ đều phải viết liên tục, không ngắt quãng, chỗ còn trống chưa viết hết hàng thì phải gạch chéo.
Nếu chứng từ có chỗ tẩy xóa, sữa chữa thì sẽ không có giá trị thanh toán. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND” ...”
Ảnh minh họa.
Về cách viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn phải làm sao để đúng theo qui định của ngành Tài Chính. Thí dụ con số: 215 342 000 đồng thì viết là “hai trăm mười lăm triệu ba trăm bốn mươi hai ngàn đồng chẵn” hay viết là: “hai trăm mười lăm triệu, ba trăm bốn hai ngàn đồng” mới đúng.
Có cần thêm chữ chẵn cuối câu và chữ “mươi” trong “bốn mươi hai ngàn đồng chẵn” ?
Để biết cụ thể hơn, mời độc giả tham khảo phần tư vấn của luật sư Vũ Mạnh Hòa.
>>>> Tham khảo thêm các giải đáp của luật sư trong tư vấn pháp luật