Hải quan sân bay bắt giữ người đàn ông mang sọ cá sấu trong hành lý

ẤN ĐỘ - Một người đàn ông Canada bị chính quyền Ấn Độ bắt giữ tại sân bay New Delhi sau khi phát hiện một hộp sọ cá sấu trong hành lý của anh ta.

Người đàn ông 32 tuổi, chưa được chính quyền nêu tên, đang trên đường từ thủ đô Ấn Độ đến Canada thì bị chặn lại trong quá trình kiểm tra an ninh tại Sân bay quốc tế Indira Gandhi (DEL).

“Sau khi kiểm tra, chúng tôi phát hiện một hộp sọ có hàm răng sắc nhọn, giống hàm của một con cá sấu con, nặng khoảng 777 gram, được bọc trong một tấm vải màu kem”, Hải quan Delhi cho biết trong một tuyên bố của X vào ngày 9/1.

dau-ca-sau-100125
Hộp sọ cá sấu được tìm thấy trong túi của một hành khách tại Sân bay quốc tế Indira Gandhi - Ảnh: Hải quan Delhi/X

Báo cáo cho biết, hộp sọ này thuộc về loài được bảo vệ theo Đạo luật Bảo vệ Động vật hoang dã của Ấn Độ và người đàn ông này đã vi phạm luật pháp và Luật Hải quan.

Hộp sọ cá sấu đã được chuyển giao cho Sở Lâm nghiệp và Động vật hoang dã để xét nghiệm.

Du khách người Canada này không phải là người đầu tiên cố gắng mang động vật hoặc các bộ phận động vật trong hành lý xách tay.

Năm ngoái, TSA đã tìm thấy một con trăn Nam Mỹ dài hơn 1,2m trong túi của một hành khách tại Sân bay Tampa, Florida (TPA).

Một báo cáo năm 2022 của TRAFFIC, một tổ chức phi chính phủ theo dõi hoạt động buôn bán động vật hoang dã, phát hiện ra rằng, khi ngành hàng không của Ấn Độ phát triển nhanh chóng thì "việc sử dụng sân bay để buôn lậu động vật hoang dã" tại Ấn Độ và trên toàn khu vực cũng tăng theo.

Từ năm 2011 đến năm 2020, 141 vụ bắt giữ động vật hoang dã đã được báo cáo tại các sân bay trên khắp Ấn Độ, liên quan đến 146 loài động vật.

Bò sát - bao gồm cá sấu, thằn lằn, rắn và rùa - là nhóm động vật được phát hiện nhiều nhất trong khoảng thời gian đó, chiếm 46% số vụ bắt giữ.

Ấn Độ nằm trong số 10 quốc gia hàng đầu sử dụng ngành hàng không để buôn bán động vật hoang dã.

Đo đó, Chính phủ Ấn Độ đã tìm cách trấn áp nạn buôn bán động vật hoang dã theo Đạo luật Bảo vệ Động vật hoang dã và với tư cách là thành viên của CITES, cơ quan lập pháp quốc tế cao nhất về buôn bán động vật hoang dã.

Bình luận