Bà L. nhận được điện thoại của đối tượng tự xưng là cảnh sát hình sự thông báo số điện thoại đăng ký tên bà đang nợ cước. Người này nói sẽ lập hồ sơ và báo cáo viện kiểm sát để hỗ trợ điều tra.
Bà L. vào Zalo thì thấy có yêu cầu kết bạn, gọi video call thấy một người mặc trang phục của viện kiểm sát yêu cầu bà gửi tiền để điều tra. Do sợ hãi nên bà L. đã rút tiền và gửi vào tài khoản do đối tượng cung cấp.
Quá trình rút tiền chuyển tiền tại ngân hàng bà L. đã được nhân viên ngân hàng cảnh báo, nhưng bà không nghe theo và chuyển tiền cho đối tượng. Bà nói cho gia đình thì mới biết mình bị lừa đảo và đến cơ quan Công an trình báo sự việc.
Tổng số tiền mà bà L đã chuyển là hơn 3,4 tỷ đồng.
Theo Công an thành phố Hà Nội, thủ đoạn giả danh cán bộ công an gọi điện thoại thông báo nạn nhân liên quan đến đường dây tội phạm nào đó rồi yêu cầu chuyển tiền để chiếm đoạt không phải là mới.
Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu.
Để làm việc với người dân, cơ quan Công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương; tuyệt đối không yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng để phục vụ điều tra. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.
Giả danh cán bộ Công an rồi gọi điện thoại thông báo nạn nhân liên quan đến đường dây tội phạm nào đó rồi yêu cầu chuyển tiền để chiếm đoạt không phải là thủ đoạn mới.
Tuy nhiên nhiều người dân vẫn mất cảnh giác, rơi vào “bẫy” của tội phạm gây thiệt hại không nhỏ về tài sản.
Ngày 31/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, Công an quận Thanh Xuân đã khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 3,4 tỷ đồng với thủ đoạn như trên.