Làm sao để mẹ - con cùng rút tiền trên một sổ tiết kiệm?

(VOH) - Làm cách nào để người thân có thể rút tiền từ sổ tiết kiệm của mình ?

Đây cũng là thắc mắc của nhiều độc giả lớn tuổi khi gửi tiền tiết kiệm ngân hàng nhưng lại muốn người thân trong gia đình (chồng, vợ, con) có thể rút được tiền trong sổ tiết kiệm vì lý do không thể đến ngân hàng được hoặc muốn để lại số tiền trong sổ tiết kiệm cho người thân mà không cần làm di chúc.

Làm sao để mẹ - con có thể rút tiền trên một sổ tiết kiệm?

Hình minh họa.

Theo Khoản 3, Khoản 4, Khoản 6 Điều 6 Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN thì chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là người đứng tên trên thẻ tiết kiệm. Đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là 2 cá nhân trở lên cùng đứng tên trên thẻ tiết kiệm.

Do đó, việc chủ sở hữu đứng tên trên sổ tiết kiệm thì được phép cho con mình cùng đứng tên với hình thức đồng chủ sở hữu trong 01 sổ tiết kiệm và có quyền lợi ngang nhau với số tiền gửi.

Theo đó, việc rút tiền tiết kiệm trong trường hợp đồng sở hữu sẽ do ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm quy định cụ thể. Tuy vậy, theo quy định chung của pháp luật dân sự về đồng sở hữu cùng quy định chung của nhiều ngân hàng, trường hợp đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm thì việc rút tiền phải do các đồng sở hữu cùng thực hiện.

>>>> Để biết cụ thể hơn, mời độc giả tham khảo phần tư vấn của luật sư Vũ Mạnh Hòa.

>>>> Tham khảo thêm các giải đáp của luật sư trong tư vấn pháp luật

Bình luận