Phí CIC là gì? Tìm hiểu về phụ phí CIC trong vận chuyển hàng

( VOH ) - Đối với ngành xuất nhập khẩu, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều thuật ngữ liên quan đến chi phí, giấy tờ hải quan. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về phụ phí CIC là gì?

1. Phí CIC là gì?

Tên tiếng Anh đầy đủ là Container Imbalance Charge (CIC). Hoặc có thể viết là Equipment Imbalance Surcharge. Đây là một trong những loại phụ phí vận tải đường biển do hãng tàu trực tiếp thu. Với mục đích là bù đắp chi phí vận chuyển xe container rỗng về nơi có yêu cầu xuất hàng.

voh.com.vn-phi-cic-la-gi-0
Phí CIC bù đắp chi phí vận chuyển xe container rỗng về nơi có yêu cầu xuất hàng.

Hoặc hiểu theo nghĩa khác, phí CIC nằm trong danh mục phí phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn Container từ nơi dư số lượng đến nơi thiếu số lượng hàng hóa. Và phụ phí CIC có thể xem như một phần phí trong tổng chi phí container.

2. Mục đích của việc thu phí CIC

  • Phí này giúp bù đắp cho chi phí vận chuyển
  • Quá trình vận chuyển vỏ container từ nơi thừa đến nơi cần đóng hàng.

3. Khi nào có phí CIC?

Phí CIC thường được thu với mức giá nhất định đối với 1 container, và có thể áp dụng linh hoạt theo từng giai đoạn, từng chuyến hàng khác nhau. Nói đơn giản hơn, hãng tàu biển họ chỉ thu phụ phí CIC khi có chi phí phát sinh lớn hơn so với thông thường trong việc chuyển container từ nơi này đến nơi khác. Còn nếu trường hợp chi phí không đáng kể hãng sẽ miễn thu phí CIC. 

Chi phí nhiều hay ít sẽ khác nhau tùy vào mỗi thời điểm trong năm, và thường tập trung vào những thời điểm hãng tàu mất cân bằng container thì mới thu phí CIC.

4. Điều kiện thu phí CIC

Một số điều kiện khi thu phí CIC như sau:

  • Phí CIC do người mua thanh toán, và thường không cộng vào giá trị thực tế phải thanh toán. 
  • Phí CIC có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, ví dụ nhập giày dép Thái Lan về Việt Nam.
  • Bên cạnh đó, hải quan thường yêu cầu doanh nghiệp thu phí CIC vào trị giá tính thuế. Do vậy, hợp đồng cần làm rõ loại phí này với hãng tàu, tránh trường hợp bị thu quá nhiều phí. 
  • Trường hợp lô hàng của khách không có chứng từ liên quan thì không được phép tính phí CIC theo trị giá giao dịch. 

5. Shipper hay Consignee bị thu phí CIC?

Tùy theo hợp đồng vận tải của hai bên (mua-bán), CIC có thể thu phí Shipper hoặc cũng có thể là Consignee.

voh.com.vn-phi-cic-la-gi-1
Phí CIC có thể áp dụng cho Shipper hoặc cũng có thể là Consignee.

Nếu hàng hóa xuất khẩu nhưng bị thiếu container, hãng tàu chuyển container đến sẽ phát sinh ra phí CIC, và lúc này chi phí xảy ra trước khi đóng hàng hóa nên trong hợp đồng sẽ không xuất hiện phí CIC.

Còn nếu như phí CIC xuất hiện sau khi hàng hóa đã về cảng, sau khi trả hàng container sẽ rỗng, và lúc này hãng sẽ thu phí CIC để chuyển container rỗng về nơi có nhu cầu tiếp theo.

6. Phân biệt phí CIC, CFS, EBS và THC

CIC nghĩa là Phụ phí mất cân đối vỏ Container, phí này do hãng tàu quy định, có thể nhiều hoặc ít, có thể tùy vào mỗi trường hợp sẽ có cách tính phí khác nhau.

CFS được hiểu là khi có hàng xuất nhập khẩu, hàng lẻ thì các consol/forwarder phải dỡ hàng, xếp hàng, và lúc này sẽ phát sinh ra phí CFS, phí này nhằm mục đích bù đắp vào chi phí giữ hàng, phí lưu kho.

EBS là phụ phí xăng dầu trong ngành vận tải biển

EBS là phí xăng dầu cho những tuyến hàng đi các nước Châu Á. Phụ phí này sẽ bù đắp cho phí hao hụt do biến động giá xăng dầu trên thế giới. Phí này nằm trong phụ phí vận tải biển.

THC cũng là phí xếp dỡ hàng hóa, và phí này do hãng tàu quy định, áp dụng đối với người nhận hoặc người gửi hàng hóa. Mục đích thu phí là để bù đắp phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như : xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu...

Trong ngành xuất nhập khẩu theo hình thức vận tải biển có rất nhiều chi phí phát sinh trong quá trình làm thủ tục hải quan. Nếu không có kiến thức và kinh nghiệm thì người làm thủ tục sẽ gặp rắc rối về giấy tờ và những điều khoản liên quan. Lúc này, có thể nhờ dịch vụ trung gian để được hỗ trợ tốt nhất, hoặc tìm hiểu kỹ để tránh những sai sót có thể xảy ra.

Hy vọng nội dung thông tin qua bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Chúc các bạn luôn có những chuyến hàng thuận lợi.

Bài viết được cung cấp bởi Vinthai