Sau giao thừa tối nay, vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông bị phạt bao nhiêu?

(VOH) - Nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 46/2016 NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2020, quy định mức xử phạt cao hơn nhiều đối với nhiều vi phạm giao thông.

Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, thay thế Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 của Chính phủ.

Cảnh sát giao thông tiến hành đo nồng độ cồn.

Cảnh sát giao thông tiến hành đo nồng độ cồn. Hình minh họa.

Theo đó, Nghị định mới sẽ điều chỉnh mức xử phạt đối với một số hành vi, nhóm hành vi theo hướng tăng mức xử phạt đặc biệt là các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia; các nhóm hành vi vi phạm có nguy cơ cao gây mất an toàn giao thông như: vi phạm quy định về nồng độ cồn, chất ma túy, đi không đúng phần đường, làn đường, chạy quá tốc độ, đi ngược chiều, lùi xe trên đường cao tốc…

Đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn, mức xử phạt cao nhất đối với người điều khiển xe ô tô từ 30-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng (Nghị định 46/2016 trước đây quy định xử phạt từ 16 - 18 triệu đồng và tước GPLX 4 - 6 tháng); đối với người điều khiển xe mô tô phạt từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng; người điều khiển xe đạp, xe thô sơ từ 400-600 ngàn đồng.

Đối với người điều khiển ô tô mà trong cơ thể có chất ma túy Nghị định cũng tăng mức phạt tương tự.

Phát hiện nội tạng hôi thối không rõ nguồn gốc trong khuôn viên siêu thị ở Hà Nội - (VOH) -  Sáng 30/12, khi kiểm tra đột xuất 2 xe container tại khuôn viên siêu thị đã phát hiện nhiều nội tạng, trứng, nầm lợn, lưỡi vịt bốc mùi hôi thối không giấy tờ nguồn gốc xuất xứ.