Mọi việc khởi đầu từ đoạn video clip được chia sẻ trên mạng xã hội ngày 20/3 về vụ tranh luận giữa trung úy CSGT đội Cát Lái (TPHCM) và tài xế người Việt quốc tịch Đức về vấn đề công nhận và tính pháp lý khi sử dụng Bằng lái xe quốc tế tại Việt Nam.
Điều 41 của Công ước Vienna 1968 về Giao thông đường bộ
Để sử dụng Bằng lái xe quốc tế khi tham gia giao thông tại Việt Nam, đòi hỏi các điều kiện sau:
- Bằng lái Quốc tế chỉ có giá trị khi đi cùng với Bằng lái xe trong nước, tức là người sử dụng Bằng quốc tế vẫn phải có Bằng lái xe của nước sở tại. Điều này đã được quy định trong Mục 2, Điều 41 của Công ước Vienna 1968 về Giao thông đường bộ mà Việt Nam đã tham gia.
Không riêng gì tại nước ta, đa số các nước đều quy định người điều khiển phương tiện phải có song song cả 2 bằng lái (như Hoa Kỳ) hoặc thậm chí, phải thi chuyển đổi sang Giấy phép lái xe của nước sở tại (Nhật Bản).
Hoa Kỳ quy định phải sử dụng Bằng lái xe quốc tế cùng với bằng lái xe nước sở tại
Bằng quốc tế phải là bằng của các nước tham gia công ước Vienna 1986 thì mới được công nhận. Như Mỹ, Trung Quốc không tham gia Công ước nên không có hiệu lực tại VN và ngược lại.
Công ước Vienna 1968 về giao thông đường bộ hiện có 85 quốc gia tham gia. Từ năm 2015, Việt Nam đã cấp GPLX quốc tế cho công dân để sử dụng ở nước ngoài. GPLX xe quốc tế của người Việt có hiệu lực lưu hành ở 84 nước (trừ Việt Nam).
Danh sách các nước tham gia Công ước Vienna
Trong những nước tham gia Công ước Vienna về giao thông đường bộ, có nhiều nước có tay lái nghịch so với Việt Nam. GPLX quốc tế do Việt Nam cấp vẫn được lái ở những nước này.
Để thuận tiện cho người dân khi lái xe ở các nước khác, bằng lái xe quốc tế mà Việt Nam cấp sẽ gồm tiếng Việt (tiếng nước sở tại) và được dịch sang các tiếng thông dụng như Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc.