Chờ...

Giải nghĩa tất tần tật các thuật ngữ anime & JBiz dành cho người chưa biết

VOH - Trong thế giới anime, có nhiều thuật ngữ đặc trưng mà người hâm mộ và những người mới bắt đầu tìm hiểu có thể gặp phải.

Được biết đến với phong cách nghệ thuật đặc trưng, anime là một thế giới đầy màu sắc với nhiều thuật ngữ và khái niệm khác nhau. Đối với những người mới tìm hiểu anime hoặc những fan lâu năm, việc nắm rõ các thuật ngữ cơ bản sẽ giúp làm phong phú thêm trải nghiệm của người hâm mộ.

Việc hiểu rõ những thuật ngữ này không chỉ giúp bạn dễ dàng hòa nhập vào cộng đồng anime mà còn làm tăng thêm sự thú vị khi theo dõi và thảo luận về các bộ anime yêu thích.

Ngoài ra, trong bài viết này, VOH không chỉ giúp bạn giải nghĩa một số thuật ngữ phổ biến và quan trọng trong anime mà còn cả trong Jbiz (showbiz Nhật Bản).

tong-hop-cac-thuat-ngu-su-dung-trong-anime-jbiz20240725-140320-07

Những thuật ngữ trong vũ trụ Anime và phim ảnh Nhật Bản

  1. Anime: phim hoạt hình Nhật Bản, nổi bật với nhiều thể loại và phong cách khác nhau. Anime có thể dành cho nhiều đối tượng khán giả, từ trẻ em đến người lớn, và thường được phân loại theo độ tuổi và thể loại như shōnen, shōjo, seinen, và josei. Các bộ anime nổi tiếng có: DoraemonNaruto, One Piece, Thanh Gươm Diệc Quỷ, Attack on Titan...
  2. Manga: truyện tranh Nhật Bản, thường được xuất bản dưới dạng tạp chí hoặc tankōbon (sách một tập). Manga có đa dạng thể loại và phong cách, từ hành động, phiêu lưu đến tình cảm và hài hước. Manga không chỉ là nguồn cảm hứng cho nhiều bộ anime mà còn là một phần quan trọng trong văn hóa đọc của người Nhật.
  3. Live-action: phim chuyển thể được thực hiện bằng cách sử dụng các diễn viên và cảnh quay thực tế thay vì hoạt hình hoặc CGI (Computer-Generated Imagery).
  4. Light Novel: tiểu thuyết Nhật Bản, thường có các yếu tố hình ảnh minh họa và được viết theo phong cách dễ tiếp cận và nhẹ nhàng.

tong-hop-cac-thuat-ngu-su-dung-trong-anime-jbiz20240725-140410-01

  1. Shōnen: thể loại anime/manga hướng đến đối tượng độc giả là nam thiếu niên, thường có yếu tố hành động, phiêu lưu và tình bạn. Các nhân vật chính thường là nam trẻ tuổi với khát vọng lớn và phải đối mặt với nhiều thử thách. Ví dụ: Naruto, Dragon Ball.
  2. Shōjo: thể loại anime/manga hướng đến đối tượng độc giả là nữ thiếu niên, tập trung vào các mối quan hệ tình cảm và cảm xúc. Cốt truyện thường xoay quanh tình yêu, tình bạn và các tình huống lãng mạn. Ví dụ: Sailor Moon, Fruits Basket.
  3. Seinen: thể loại anime/manga dành cho nam giới trưởng thành, thường có nội dung phức tạp và chín chắn hơn shōnen. Các tác phẩm seinen thường có chủ đề về xã hội, chính trị và các vấn đề tâm lý. Ví dụ: Berserk, Tokyo Ghoul.
  4. Josei: thể loại anime/manga dành cho nữ giới trưởng thành, tập trung vào các mối quan hệ và cuộc sống hàng ngày. Cốt truyện thường chân thực và phản ánh các khía cạnh của cuộc sống. Ví dụ: Nana, Paradise Kiss.
  5. Harem: thể loại anime/manga có nhân vật chính (thường là nam) được nhiều nhân vật khác giới quan tâm và yêu mến. Cốt truyện thường xoay quanh các mối quan hệ và tình huống hài hước hoặc lãng mạn. Ví dụ: Tenchi Muyo!, Love Hina.
  6. Reverse Harem: thể loại tương tự như harem nhưng nhân vật chính là nữ và có nhiều nhân vật nam quan tâm, thường tập trung vào các tình huống lãng mạn và hài hước. Ví dụ: Ouran High School Host Club.
  7. Isekai: thể loại có nhân vật chính bị đưa đến một thế giới khác, thường là giả tưởng hoặc huyền bí. Cốt truyện xoay quanh cuộc phiêu lưu và sự thích nghi của nhân vật chính trong thế giới mới. Ví dụ: Sword Art Online.
  8. Mecha: có sự xuất hiện của các robot khổng lồ, thường được điều khiển bởi con người. Cốt truyện xoay quanh các trận chiến và cuộc phiêu lưu liên quan đến các robot này.
  9. Guro: thể loại anime/manga có yếu tố bạo lực cực đoan, máu me và các hình ảnh ghê rợn.
  10. Tokusatsu: chỉ các phim và chương trình truyền hình Nhật Bản có hiệu ứng đặc biệt (special effects), bao gồm các thể loại như siêu anh hùng, quái vật và robot.
  11. Doujinshi: truyện tranh hoặc sản phẩm văn hóa do người hâm mộ tạo ra, thường là các tác phẩm không chính thức hoặc fan art của các manga và anime nổi tiếng.
  12. Yaoi (Boy Love): tập trung vào các mối quan hệ tình cảm giữa các nhân vật nam.
  13. Yuri (Girl Love): tập trung vào các mối quan hệ tình cảm giữa các nhân vật nữ.
  14. Shōnen-ai: chỉ các mối quan hệ tình cảm nhẹ nhàng giữa các nhân vật nam, tương tự như yaoi nhưng có phần nhẹ nhàng hơn.
  15. Shōjo-ai: chỉ các mối quan hệ tình cảm nhẹ nhàng giữa các nhân vật nữ, tương tự như yuri nhưng có phần nhẹ nhàng hơn.

tong-hop-cac-thuat-ngu-su-dung-trong-anime-jbiz20240725-141324-01

  1. Netorare (NTR): thể loại trong anime/manga có yếu tố lừa dối và ngoại tình, nhân vật chính bị phản bội bởi người yêu, tạo ra cảm giác đau lòng.
  2. Kodomo:thể loại anime/manga dành cho trẻ em, có nội dung giáo dục và giải trí phù hợp với độ tuổi nhỏ.
  3. Manzai: dạng hài kịch Nhật Bản thường có hai người.
  4. Slash Fiction: thể loại fanfiction hoặc sáng tác có nội dung tập trung vào mối quan hệ tình cảm giữa các nhân vật cùng giới, thường là nam với nam.
  5. Nyotaika: thể loại anime/manga trong đó nhân vật nam bị biến thành nữ, thường có các yếu tố hài hước hoặc tình dục.
  6. Ecchi: thể loại anime/manga có yếu tố 18+ nhẹ nhàng, có các tình huống nóng bỏng nhưng không quá táo bạo.
  7. Hentai: thể loại anime/manga chứa các yếu tố 18+ mạnh mẽ, thường không phù hợp với lứa tuổi trẻ em.
  8. Mahō Shōjo (Magical Girl): thể loại anime/manga mà nhân vật chính là một cô gái có khả năng siêu nhiên, chiến đấu chống lại cái ác với trang phục đặc biệt.
  9. Fanart: các tác phẩm nghệ thuật do người hâm mộ tạo ra, thường là hình vẽ hoặc tranh minh họa các nhân vật hoặc cảnh trong các tác phẩm.
  10. Fanfic (Fanfiction): câu chuyện do người hâm mộ viết dựa trên các nhân vật trong anime, manga hoặc các tác phẩm văn hóa khác.
  11. Sentai: thể loại phim mà một nhóm các anh hùng mặc đồ đặc biệt cùng chiến đấu chống lại thế lực xấu, thường được gọi là "Super Sentai" và có ảnh hưởng lớn đến phương Tây.

Những từ miêu tả tính cách/phong cách, biểu cảm, hành động trong Anime và Jbiz

  1. Main: thường được sử dụng để chỉ các nhân vật chính hoặc nhân vật trung tâm của câu chuyện.
  2. Waifu: chỉ một nhân vật nữ mà các fanboy yêu thích và coi trọng đến mức cảm thấy như họ có một mối quan hệ tình cảm với nhân vật đó.
  3. Bishōnen: thuật ngữ miêu tả các nhân vật nam trong anime và manga có vẻ ngoài đẹp trai và nữ tính, thu hút sự quan tâm của người xem.
  4. Bishōjo: thuật ngữ miêu tả các nhân vật nữ trong anime và manga có vẻ ngoài dễ thương, thu hút sự quan tâm của người xem.
  5. Dandere: nhân vật thường im lặng và nhút nhát nhưng có thể trở nên ấm áp và thân thiện khi được bày tỏ.
  6. Kuudere: nhân vật thường lạnh lùng, điềm tĩnh và không dễ bộc lộ cảm xúc.
  7. Genki: miêu tả các nhân vật năng động, vui vẻ và tràn đầy năng lượng.
  8. Tenshi: miêu tả các nhân vật nữ trong anime/manga với vai trò là thiên thần, thường có sức mạnh siêu nhiên và hình ảnh dễ thương.
  9. Netoge: miêu tả những người có sở thích chơi trò chơi điện tử trực tuyến, thường là những người dành nhiều thời gian cho các trò chơi này.
  10. Ahegao: biểu cảm khuôn mặt trong anime/manga, bộc lộ cảm giác kích thích với các đặc điểm như mắt lờ đờ, lưỡi thè ra và nét mặt phấn khích.

tong-hop-cac-thuat-ngu-su-dung-trong-anime-jbiz20240725-140436-04

  1. Idol: những người trẻ tuổi được yêu thích và hâm mộ, thường là ca sĩ hoặc diễn viên. Trong văn hóa Nhật Bản, các nhóm idol thường xuất hiện trong anime và manga.
  2. Meido (Maid): nhân vật nữ thường làm việc trong vai trò giúp việc nhà, mặc đồng phục hầu gái truyền thống, thường được miêu tả là dễ thương và phục vụ cho chủ nhân của mình.
  3. Tsundere: nhân vật có hai tính cách: ban đầu tỏ ra lạnh lùng hoặc khó gần, nhưng sau đó trở nên dịu dàng và tình cảm hơn. Tsundere thường xuất hiện trong các tác phẩm tình cảm, đóng vai trò là một yếu tố hài hước và cảm động.
  4. Yandere: nhân vật có tình yêu cuồng nhiệt đến mức trở nên bạo lực hoặc đáng sợ. Ban đầu nhân vật có thể dễ thương và dịu dàng nhưng khi tình cảm bị đe dọa, họ có thể trở nên nguy hiểm.
  5. Futanari: chỉ những nhân vật có đặc điểm sinh lý của cả nam và nữ, thường xuất hiện trong các tác phẩm hentai và đôi khi trong các tác phẩm khác có yếu tố giả tưởng.
  6. Moe: là cảm giác bảo vệ hoặc yêu thương đối với một nhân vật dễ thương hoặc yếu đuối. Các nhân vật moe thường có ngoại hình và tính cách ngây thơ, thánh thiện, tạo ra sự gắn kết cảm xúc mạnh mẽ với người xem.
  7. Lolita: miêu tả các nhân vật nữ trong anime và manga có vẻ ngoài trẻ con hoặc chưa trưởng thành. Cần lưu ý rằng thuật ngữ này có thể bị hiểu nhầm hoặc có ý nghĩa tiêu cực trong một số ngữ cảnh.
  8. Shota: miêu tả các nhân vật nam trong anime và manga có vẻ ngoài trẻ con hoặc chưa trưởng thành. Giống như loli, thuật ngữ này cũng có thể gây tranh cãi.
  9. Nekomimi: miêu tả các nhân vật trong anime và manga có đặc điểm của mèo như tai mèo hoặc đuôi mèo.
  10. Kemonomimi: miêu tả các nhân vật có đặc điểm của động vật nhưng không hoàn toàn là động vật, chẳng hạn như tai và đuôi của động vật.
  11. Chibi: một phong cách nghệ thuật trong anime và manga. Các nhân vật được vẽ với kích thước đầu to và cơ thể nhỏ gọn, mang lại cảm giác dễ thương và hài hước.
  12. Kawaii: nghĩa là "dễ thương" hoặc "đáng yêu", thường được sử dụng để miêu tả các nhân vật hoặc đồ vật có vẻ ngoài xinh xắn.

tong-hop-cac-thuat-ngu-su-dung-trong-anime-jbiz20240725-140326-03

  1. Kabe-don: miêu tả hành động nhân vật đập tay vào tường để tạo ra một không gian gần gũi, thường có trong tình tiết lãng mạn.
  2. Chuunibyou: thuật ngữ miêu tả những người (thường là tuổi teen) có xu hướng tưởng tượng mình có siêu năng lực hoặc cuộc sống phi thực tế, thường có xu hướng gây khó chịu cho người khác.
  3. Shinigami: chỉ các thần chết hoặc các thực thể có nhiệm vụ đưa linh hồn của người chết đến thế giới bên kia.
  4. Yōkai: thuật ngữ chỉ các sinh vật huyền bí hoặc ma quái trong văn hóa Nhật Bản, có thể là các linh hồn, quái vật hoặc sinh vật siêu nhiên khác.
  5. Gyaru: phong cách thời trang và văn hóa con gái Nhật Bản, tóc nhuộm sáng màu và trang phục nổi bật.
  6. Ikemen: miêu tả các nhân vật nam đẹp trai và thu hút trong anime, manga hoặc văn hóa pop Nhật Bản.
  7. Trap: thuật ngữ cosplay, chỉ các nhân vật nam có vẻ ngoài nữ tính hoặc mặc đồ nữ.
  8. Retrap: thuật ngữ cosplay, chỉ các nhân vật nữ có vẻ ngoài nam tính hoặc mặc đồ nam.
  9. Fujoshi: chỉ những người nữ yêu thích yaoi, thường là người hâm mộ các mối quan hệ tình cảm giữa các nhân vật nam.
  10. Fudanshi: chỉ những người nam yêu thích yaoi.
  11. Henshin: có nghĩa là "biến hình" hoặc "hóa trang", mô tả quá trình các nhân vật siêu anh hùng biến đổi thành hình dạng hoặc trang phục chiến đấu của họ.
  12. Rider Belt: phần quan trọng trong các series Kamen Rider, là thiết bị mà nhân vật chính sử dụng để biến hình và kích hoạt các khả năng đặc biệt của họ.

Thuật ngữ anime: trò chơi điện tử

  1. Otome Game: trò chơi điện tử nhắm vào đối tượng nữ, người chơi thường đóng vai nhân vật nữ và phải chọn giữa nhiều nhân vật nam để phát triển mối quan hệ lãng mạn.
  2. Eroge: trò chơi điện tử có yếu tố 18+, thường có các cảnh hoặc hình ảnh nhạy cảm.
  3. Visual Novel: loại trò chơi điện tử tương tác, thường kết hợp giữa văn bản và hình ảnh để kể một câu chuyện, có thể có nhiều kết thúc tùy thuộc vào lựa chọn của người chơi.
  4. Tankōbon: sách manga, thường được xuất bản sau khi đã đăng trên tạp chí manga.
  5. Gacha: hệ thống trò chơi điện tử, thường liên quan đến việc mở các "hộp" hoặc "cỗ máy" (Blind Box) để nhận ngẫu nhiên các vật phẩm hoặc nhân vật, có thể yêu cầu người chơi trả tiền để tham gia.

tong-hop-cac-thuat-ngu-su-dung-trong-anime-jbiz20240725-141549-01

JBiz và những thuật ngữ khác liên quan đến văn hóa

  1. Otaku: Những người hâm mộ cuồng nhiệt về anime/manga và văn hóa Nhật Bản, có ảnh hưởng đến các sản phẩm giải trí.
  2. Wibu (weeaboo): thuật ngữ tiếng lóng thường dùng để chỉ những người có sự say mê thái quá với văn hóa Nhật Bản, dễ nhầm lẫn với Otaku. Từ này thường có ý nghĩa tiêu cực và được dùng để chỉ những người có thái độ cường điệu hóa hoặc không thực sự hiểu biết đúng về văn hóa Nhật Bản mà họ yêu thích.
  3. Ship: ủng hộ hoặc tưởng tượng một mối quan hệ lãng mạn giữa các nhân vật trong anime/manga.
  4. Meme: nội dung hài hước lan truyền trên internet, thường là hình ảnh, video hoặc cụm từ liên quan đến các chủ đề văn hóa pop hoặc trong anime/manga.
  5. Shōnen Jump: tạp chí manga nổi tiếng của Nhật Bản, xuất bản hàng tuần và đăng tải nhiều series manga nổi tiếng.
  6. Panty Shot: chỉ các cảnh trong anime/manga, có hình ảnh hoặc góc nhìn thấy nội y của nhân vật nữ, thường là một phần của fanservice.
  7. Zettai Ryouiki: thuật ngữ miêu tả chân nhân vật nữ mặc váy ngắn và tất dài, thường được coi là gợi cảm hoặc dễ thương.
  8. Crossover: các nhân vật hoặc thế giới từ hai hoặc nhiều series khác nhau được kết hợp trong một câu chuyện hoặc tác phẩm chung.
  9. Seiyuu: diễn viên lồng tiếng trong anime, manga và các trò chơi điện tử. Seiyuu đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại sức sống và tính cách cho các nhân vật qua giọng nói của họ.

tong-hop-cac-thuat-ngu-su-dung-trong-anime-jbiz20240725-140416-02

  1. OVA (Original Video Animation): anime được phát hành trực tiếp dưới dạng băng đĩa, không chiếu trên truyền hình. OVA thường có chất lượng cao về hình ảnh và cốt truyện, thường là các phần ngoại truyện cho các series anime.
  2. Slice of Life: tập trung vào những tình tiết và hoạt động hàng ngày của nhân vật, thường không có nhiều yếu tố hành động hay phiêu lưu.
  3. Fanservice: các yếu tố trong anime/manga được thêm vào nhằm làm hài lòng người hâm mộ, có thể bao gồm các cảnh nóng bỏng.
  4. AMV (Anime Music Video): video âm nhạc được làm bằng cách kết hợp các đoạn clip từ anime với một bài hát, thường được tạo bởi người hâm mộ.
  5. OP (Opening): Bài hát mở đầu của một series anime, thường đi kèm với các đoạn clip giới thiệu nhân vật và tình tiết của bộ phim.
  6. ED (Ending): Bài hát kết thúc của một series anime, thường xuất hiện ở cuối mỗi tập phim và thường có các hình ảnh khác với OP.
  7. OST (Original Soundtrack): nhạc nền gốc của một bộ phim, anime hoặc trò chơi điện tử, thường bao gồm tất cả các bài hát và nhạc nền đã được sử dụng trong tác phẩm.
  8. Filler: các tập phim trong anime hoặc manga không nằm trong cốt truyện chính, thường được thêm vào để kéo dài thời gian phát hành hoặc để cho tác giả có thêm thời gian hoàn thành cốt truyện chính.
  9. Arc: một phần của câu chuyện trong anime hoặc manga, có một chủ đề hoặc mục tiêu cụ thể và có thể bao gồm nhiều tập hoặc chương.
  10. Canon: các phần của câu chuyện hoặc nhân vật được coi là chính thức, thuộc về cốt truyện chính của một series anime, manga hoặc trò chơi điện tử.

tong-hop-cac-thuat-ngu-su-dung-trong-anime-jbiz20240725-140506-05

  1. Host Club: loại hình câu lạc bộ giải trí tại Nhật Bản - nơi các nam nhân viên phục vụ khách nữ, thường trò chuyện và tạo không khí vui vẻ. Các chương trình truyền hình và phim về chủ đề này cũng phổ biến.
  2. Vocaloid: phần mềm tổng hợp giọng nói cho phép người dùng tạo ra các bản nhạc bằng giọng nói ảo, nổi tiếng với các nhân vật như Hatsune Miku.
  3. Manga Café: chỉ các quán cà phê ở Nhật Bản, cung cấp không gian đọc manga đi kèm với internet và đồ ăn nhẹ.
  4. Yakuza: nhóm tội phạm có tổ chức ở Nhật Bản, thường xuất hiện trong các bộ phim và chương trình truyền hình, tuy không phải là thành phần chính của giới giải trí nhưng có ảnh hưởng đến văn hóa Nhật Bản.
  5. Tanuki: sinh vật huyền bí có khả năng biến hình, thường xuất hiện trong các bộ phim và chương trình truyền hình.
  6. Hanami: truyền thống ngắm hoa anh đào, thường xuất hiện trong các bộ phim và chương trình truyền hình như một phần của văn hóa Nhật Bản.

tong-hop-cac-thuat-ngu-su-dung-trong-anime-jbiz20240725-140521-06

Bên trên là toàn bộ các thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong anime/manga và JBiz. Hi vọng các "otaku" có trải nghiệm sâu sắc hơn khi xem một bộ phim đến từ "xứ sở hoa anh đào".

Theo dõi voh.com.vn để không bỏ lỡ những danh sách phim, truyện, thông tin văn hóa giải trí đặc sắc nhất tại chuyên mục Thư giãn.