Đề cử 06: Đội đặc nhiệm kiểm dịch - Kịp thời đáp ứng khẩn cấp tại các ổ dịch 13:06

Đề cử 06: Đội đặc nhiệm kiểm dịch - Kịp thời đáp ứng khẩn cấp tại các ổ dịch

Các hoạt động xã hội cũng như sản xuất kinh doanh được khôi phục trở lại trong trạng thái “bình thường mới”, tuy nhiên hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 vẫn phải duy trì. Để có thể thực hiện theo đúng chủ trương “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, mô hình “Đội đặc nhiệm kiểm dịch” được hình thành từ thời điểm dịch bùng phát mạnh mẽ vẫn duy trì đến tận bây giờ. Mô hình này có những dấu ấn gì phục vụ cho công tác phòng chống dịch của Thành phố.

Nội dung chính
Thưa quý vị, từ ngày 23 tháng 01 năm 2020, khi có ca bệnh đầu tiên, toàn bộ hệ thống phòng chống dịch của Thành phố được kích hoạt từ Thành phố đến phường xã: mỗi quận huyện thành lập đội cơ động phòng chống dịch bệnh, đảm bảo trực và xử lý các tình huống; riêng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) thành lập 2 đội cơ động, 6 đội giám sát với nhân sự hơn 30 người để đáp ứng các công tác chuyên môn như điều tra người tiếp xúc với bệnh nhân; quản lý người tiếp xúc với các bệnh nhân; giám sát ca viêm phổi nặng tại các cơ sở y tế; giám sát phát hiện chùm ca bệnh tại các trường học, các trung tâm bảo trợ xã hội, các công ty, cơ sở sản xuất tập trung đông người. Trong giai đoạn đỉnh dịch từ tháng 5 năm 2021 đến tháng 10 năm 2021, HCDC tăng cường số đội giám sát thành 22 đội với nhân sự gần 100 người, hỗ trợ quận huyện, thành phố Thủ Đức thực hiện các nhiệm vụ khoanh vùng truy vết, tổ chức xét nghiệm, tiêm chủng, vận hành trạm y tế lưu động để quản lý và điều trị F0 tại nhà. Từ tháng 11 tháng 2021, nhận định tình hình dịch bệnh sẽ còn tiếp diễn và phức tạp, HCDC đã kiện toàn nhân sự đội giám sát quận huyện và thay đổi tên gọi thành “Đội đặc nhiệm kiểm dịch”. Chia sẻ về ý nghĩa của “Đội đặc nhiệm kiểm dịch”, đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, Thạc sĩ Trương Thị Thanh Lan – Phó trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm cho biết:01_PB Thạc sĩ Trương Thị Thanh Lan: “Đội trực thuộc HCDC, trong bối cảnh dịch còn diễn biến phức tạp. Đây là đội tinh nhuệ thần tốc đủ khả năng ngăn chặn dịch. Kì vọng đội sẽ là cầu nối giữa HCDC với ban chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng trong công tác phòng chống dịch của Thành phố….”Từ khi ra đời, “Đội đặc nhiệm kiểm dịch” đã trở thành kì vọng của ngành y tế Thành phố nói chung và HCDC nói riêng để hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể được đặt ra trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đó là: • Hướng dẫn, hỗ trợ Trung tâm Y tế quận huyện/ thành phố Thủ đức các phương án, giải pháp trong việc xử lý, kiểm soát dịch tại cộng đồng, trường học, tại các khu công nghiệp, khu chế xuất,…• Nhận định, đánh giá nhanh mức độ nguy cơ của ổ dịch. Tùy vào mức độ nguy cơ sẽ triển khai hành động cụ thể: hỗ trợ xác định phạm vi ổ dịch, thảo luận với chính quyền địa phương các biện pháp can thiệp cụ thể dựa trên các quy trình xử lý dịch đã ban hành, giám sát việc tổ chức xử lý của địa phương. Cảnh báo sự bất thường của dịch tại địa phương• Theo dõi, giám sát thông qua báo cáo của các quận, huyện gửi về và qua kiểm tra thực tế;• Xác định, tham mưu với Ban Giám đốc HCDC để để xuất Sở Y tế phân công các đội lấy mẫu xét nghiệm, các đội chăm sóc hỗ trợ điều trị từ các bệnh viện xuống hỗ trợ các quận, huyện. • Tổng hợp, phân tích và báo cáo số liệu, hoạt động giám sát hàng ngày (F0 mới, các ổ dịch, việc xử lý ổ dịch,…) Trong những phiên bản trước đây, nhân sự của bộ phận này chỉ tập trung ở một số khoa chuyên môn. Sau khi thành lập Đội đặc nhiệm kiểm dịch, nhân sự được huy động từ các khoa, phòng để cấu thành Đội, việc huy động này nhằm xây dựng nền tảng để chuẩn bị sẵn sàng đội ngũ chống dịch trong trường hợp bùng phát dịch nhiều hơn. “Đội đặc nhiệm” phải quản lý tình hình dịch bệnh ở hai khu vực cộng đồng và doanh nghiệp. Đặc biệt, thành phố Hồ Chí Minh có hai chục khu chế xuất, với số lượng công nhân lên đến hàng trăm nghìn người, việc duy trì sản xuất kinh doanh đem lại sự phát triển kinh tế cho thành phố vừa phải đảm bảo việc phòng chống dịch bệnh không để lây lan trong cộng đồng. Ý thức được tầm quan trọng đó, HCDC đã cơ cấu Đội phản ứng nhanh tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất và cộng đồng. Tùy theo tình hình dịch bệnh của Thành phố mà nhân sự của Đội sẽ được huy động theo cấp độ dịch. Sau hơn 01 tháng thành lập, Đội đặc nhiệm kiểm dịch đã giám sát gần 50 lượt tại các quận huyện có tình hình dịch đang nóng như Bình Chánh, Bình Tân, Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn, Tân Phú, Thủ Đức…có những đóng góp đáng kể trong việc chấn chỉnh hoạt động kiểm dịch tại địa phương và hỗ trợ cho ngành y tế địa phương trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến dịch bệnh, cụ thể như đề xuất nhân sự chuyên trách kiểm dịch, rà soát thực hiện quy trình xử lý F0 tại cộng đồng, trong đó chú trọng đến việc phân loại người bệnh nguy cơ cao để theo dõi, chăm sóc, bàn bạc phân tích tìm hiểu nguyên nhân số ca bệnh tăng đột ngột để có hướng xử lý ngay, đôn đốc thực hiện Chiến dịch bảo vệ người nguy cơ, Chiến dịch tiêm chủng.Bên cạnh đó, Đội đặc nhiệm kiểm dịch tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất cũng tiến hành giám sát định kỳ, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện các giải pháp phòng chống dịch, đặc biệt là thành lập 3 khu thu dung điều trị công nhân nhiễm bệnh tại khu chế xuất, khu công nghiệp, nhằm quản lý và hạn chế tình trạng lây lan dịch ra cộng đồng.Như sự kì vọng ban đầu, Đội đặc nhiệm đã làm rất tốt vai trò “cầu nối” giữa HCDC và Ban chỉ đạo phòng chống dịch của các địa phương. Bác sĩ Nguyễn Huân – Phó trưởng khoa Phòng khám chuyên khoa đa khoa Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố - Đội trưởng Đội đặc nhiệm số 01 cho biết về công tác phối hợp này:02_Bác sĩ Nguyễn Huân: “Khi có số liệu mình sẽ liên lạc với Trạm y tế hoặc Trung tâm y tế địa phương để xác định lại số liệu. Sau đó sẽ xem xét mức độ nguy cơ và thảo luận với địa phương, xem địa phương xử lí như thế nào. Mình sẽ giám sát việc xử lí. Nếu nhân sự không đủ thì mình sẽ báo cáo về HCDC xin thêm hỗ trợ lực lượng…”Trong thời gian vừa mới thành lập “Đội đặc nhiệm kiểm dịch”, Thành phố đang trong giai đoạn cấp độ 2, HCDC tiến hành tổ chức 06 Đội kiểm dịch để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch. Đã có nhiều kinh nghiệm từ công tác phòng chống dịch giai đoạn cao điểm lẫn nhận thức được nâng cao của từng người dân nên công tác phối hợp của Đội đặc nhiệm với địa phương khá thuận lợi. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực tế vẫn có những khó khăn nhất định. Bác sĩ Nguyễn Huân cho biết thêm:03_Bác sĩ Nguyễn Huân: “Mỗi đội có 3 thành viên nhưng ở khoa phòng khác nhau, các cơ sở khác nhau. Ngoài nhiệm vụ trong đội thì các thành viên này còn làm công tác chuyên môn. Địa bàn tương đối rộng nên khi xuống địa phương cấp bách cũng khá khó khăn, nhất là với các bạn nữ…” Đến nay, khi dịch bệnh đã được kiểm soát, các thành viên của Đội đặc nhiệm lại trở về theo vị trí công tác trước đây, tuy nhiên mô hình này vẫn được duy trì với số lượng nhân sự cơ hữu và tập huấn thường xuyên để chủ động và luôn trong tư thế sẵn sàng ứng phó khi dịch bệnh xảy ra. Thạc sĩ Trương Thị Thanh Lan – Phó trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm cho biết:04_ Thạc sĩ Trương Thị Thanh Lan 2: “Đến nay, Bộ y tế vẫn xếp Covid-19 vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B và diễn biến vẫn còn phức tạp. Do vậy HCDC vẫn duy trì mô hình Đội đặc nhiệm với quy mô linh hoạt. Kì vọng của Thành phố là sẽ đào tạo thêm chất lượng cho Đội này để xây dựng 1 lực lượng sẵn sàng ứng phó với những dịch bệnh tương tự trong tương lai…”Ra đời trong thời điểm dịch bệnh bước sang một giai đoạn mới, việc thành lập Đội đặc nhiệm kiểm dịch đã, đáp ứng được mục tiêu hỗ trợ địa phương khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để không để dịch lây lan, hạn chế mức thấp nhất số mắc và tử vong; đồng thời chấn chỉnh và hoàn thiện dần hệ thống kiểm dịch của y tế cơ sở từ nguồn nhân sự, năng lực chuyên môn, phương tiện, theo đúng chủ trương “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Hi vọng với những tầm nhìn mới, Đội sẽ tiếp tục được huấn luyện chuyên sâu để đáp ứng được kì vọng về một lực lượng tinh nhuệ phản ứng nhanh với dịch bệnh của ngành y tế Thành phố đề ra.
Hiện thêmẨn bớt