(VOH Podcast) Thành tựu y khoa - Bệnh mãn tính không lây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở hầu hết các nước thu nhập thấp và trung bình. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới năm 2022, các bệnh không lây gây ra khoảng 41 triệu người tử vong mỗi năm, tương đương 74% tổng số ca tử vong trên toàn cầu. Ở Việt Nam, bệnh không lây đang có xu hướng gia tăng nhanh, tỷ lệ mắc các bệnh tăng nhanh qua các năm và số người mắc bệnh trong cộng đồng hiện tại rất lớn.Số liệu điều tra cho thấy tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp ở người trưởng thành năm 2021 là 26,2%, tương đương với khoảng 17 triệu người; tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người trưởng thành là 7,06%, tương đương với 4,6 triệu người. Trước tình hình trên, Trung tâm Y tế quận Tân Phú đã phối hợp với tổ chức Sức khoẻ gia đình quốc tế (FHI 360) đã triển khai dự án Sức khoẻ dồi dào “Chăm sóc người bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp tại cộng đồng”. Dự án nhằm giúp phát hiện sớm những trường hợp tăng huyết áp, đái tháo đường chưa điều trị để giới thiệu sang bệnh viện quận để chẩn đoán xác định và điều trị. Sau khi điều trị ổn, người bệnh sẽ được chuyển từ bệnh viện về trạm y tế theo dõi và quản lý điều trị. Mời quý bị nghe bài: Mô hình chăm sóc người bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp tại cộng đồng, giúp người dân thuận tiện trong việc theo dõi sức khỏe bản thân.Dự án Sức khỏe dồi dào do Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế (FHI 360) triển khai thí điểm tại 5 trạm y tế của quận Tân Phú từ tháng 7/2016 đến tháng 3/2017 đã thu lại một số kết quả khả quan. Cụ thể, về bệnh Tăng huyết áp đã sàng lọc được gần 6000 người dân từ 25 tuổi trở lên, phát hiện được 138 người mắc mới, chiếm tỷ lệ 2,3% và hơn 1250 người đã có tiền sử mắc tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 21%; đối với bệnh đái tháo đường có khoảng 4600 người từ 40 tuổi trở lên, phát hiện được 42 người mắc mới đái tháo đường, chiếm tỷ lệ 0,9% và 364 người đã có tiền sử mắc đái tháo đường từ trước, chiếm 7,8%. Với một số kết quả khả quan như trên, Quỹ Pfizer đã đồng ý tài trợ thêm một năm để mở rộng mô hình dự án cho 6 trạm y tế còn lại của quận Tân Phú. Bác sĩ Lương Quốc Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Tân Phú đánh giá:Bác sĩ Lương Quốc Tuấn: “ Mô hình nâng cao… biến chứng sau này”.Trong giai đoạn dịch covid 19 bùng phát, trong một số thời điểm khám bệnh bị gián đoạn vì dịch bệnh, hầu hết các bệnh viện ngưng tiếp nhận khám bảo hiểm y tế, qua đó một lượng lớn người dân đã biết đến trung tâm y tế quận Tân Phú để khám và điều trị. Hiện nay, trung tâm y tế quận Tân Phú cũng có đầy đủ thuốc và danh mục xét nghiệm khá đầy đủ, tương đương với bệnh viện quận và bệnh nhân đã yên tâm đến đây để khám và điều trị. Bác sĩ Lê Nguyễn Bá Hùng- Trưởng khoa Khám bệnh bệnh Trung tâm y tế quận Tân Phú người thường xuyên tiếp nhận và thực hiện chương trình sàng lọc chia sẻ:Bác sĩ Lê Nguyễn Bá Hùng:“ Vấn đề quản lý… hoan nghênh vấn đề này”Hiện quận Tân Phú đã có 4 trạm y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, các trạm đều có mạng lưới chuyên gia từ các bệnh viện lớn hỗ trợ để có khi hội chẩn khi cần thiết. Công tác đấu thầu được chú trọng, chủ động để đảm bảo đầy đủ thuốc, thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh, thu hút người bệnh từ các tuyến trên để giảm thời gian chờ đợi cho người dân. Phòng khám đa khoa của Trung tâm cung cấp đầy đủ các dịch vụ như khám bảo hiểm y tế, khám dịch vụ, cấp cứu, xét nghiệm, tiêm chủng dịch vụ.Trung tâm Y tế quận Tân phú cũng thường xuyên tổ chức các lớp bình bệnh án, chia sẻ kinh nghiệm giữa các trạm và phòng khám đa khoa khi gặp những ca bệnh hay để thường xuyên cập nhật kiến thức liên tục phục vụ cho công tác điều trị cho bệnh nhân. Nói về sự thuận tiện khi khám và điều trị tại Trung Tâm y tế quận Tân Phú, bệnh nhân Chu Kim Còn cho biết:Bệnh nhân Chu Kim Còn “Tại vì nhà cô… vô một chút rồi về. Với tình hình thực tế những năm 2016 -2017, trạm y tế còn hạn chế về cơ số thuốc điều trị tại trạm nên trạm đã lập danh sách những trường hợp mới phát hiện để chuyển về bệnh viện quận chẩn đoán, điều trị. Sau khi điều trị ổn, người bệnh sẽ được chuyển về trạm y tế để tiếp tục theo dõi và quản lý. Trên cơ sở đó, trạm y tế tiếp tục duy trì, tăng cường năng lực quản lý và điều trị bệnh không lây nhiễm cho người dân trên địa bàn quận. Ông Trần Thanh Tú- một bệnh nhân bị tiểu đường lâu năm khám và điều trị tại đây chia sẻ:Ông Trần Thanh Tú :“Nói chung nhà gần ở đây…cũng được, hay.”Sau 5 năm thực hiện và duy trì, dự án đã thu được nhiều kết quả tích cực, trong năm 2022 đã thực hiện sàng lọc hơn 60.000 người dân, phát hiện trên 11.000 trường hợp Tăng huyết áp và đưa vào quản lý điều trị hơn 5500 ca. Đối với bệnh Đái tháo đường đã tiến hành sàng lọc test đường huyết mao mạch cho gần 39.000 người dân từ 40 tuổi trở lên và phát hiện gần 3900 trường hợp tiền đái tháo đường và hiện đang quản lý gần 1000 trường hợp. Đến nay, dự án mang nhiều tính nhân văn và giúp chăm sóc toàn diện cho người dân. Người bệnh được các bác sĩ thăm khám tận tình, có thời gian tư vấn kĩ càng về nhiều vấn đề như chế độ dinh dưỡng, vận động thể lực, thậm chí là tâm lý, hoàn cảnh gia đình của người bệnh để giúp người bệnh tuân thủ điều trị tốt hơn, một yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh mạn tính chứ không đơn thuần là điều trị bằng thuốc. Đây là một điều mà các bệnh viện với số lượng bệnh nhân rất đông nên bác sĩ không thể tư vấn kĩ cho từng bệnh nhân được, giúp rút ngắn thời gian chờ đợi cho người bệnh cũng như người nhà khi đi khám vì đa số người bệnh mạn tính là người lớn tuổi phải có người nhà đi cùng. Mô hình này đã được Sở y tế chọn làm mô hình điểm và đã nhân rộng cho 21 quận, huyện và thành phố Thủ Đức cùng thực hiện.Thưa quý vị, tổng kết, dự án “Tăng cường và nâng cao năng lực y tế cơ sở trong quản lý Bệnh không lây nhiễm tại quận Tân Phú từ năm 2016 đến năm 2022” mang lại nhiều ý nghĩa, tác động tích cực đến công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu của ngành y tế Thành phố đến người dân. Trung tâm Y tế quận Tân Phú sẽ tiếp tục duy trì và phát triển để thu hút người dân đến với tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là trạm y tế nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, năng lực điều trị đáp ứng với nhu cầu của người dân, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. Dự án có thể nhân rộng tại các trạm y tế trên địa bàn thành phố, kết nối với các chuyên gia đầu ngành hình thành một mạng lưới khám chữa bệnh thông suốt từ các bệnh viện tuyến trên đến với trạm y tế.