25 năm làm việc thiện của nữ tiểu thương chợ Phú Thọ 29:35

25 năm làm việc thiện của nữ tiểu thương chợ Phú Thọ

Bà Lê Thị Nga (65 tuổi) là tiểu thương tiêu biểu của chợ Phú Thọ đã gắn bó với công tác thiện nguyện suốt 25 năm bán tạp hóa tại đây.

Nội dung chính
Năm 14 tuổi, bà làm công tác giao liên cho cách mạng đến ngày đất nước hoàn toàn thống nhất. Sau đó, bà được bồi dưỡng học bổ túc để về công tác tại thư viện Ban Văn hóa - Thông tin Quận 11. Đến năm 1997, cơ quan tinh giảm biên chế, bà nghỉ việc và bán tạp hóa tại chợ Phú Thọ cho đến nay.Nhắc đến bà Nga, chị Nguyễn Thị Thanh Thủy, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Quận 11 đánh giá rất cao và cho biết, bà chính là tấm gương sáng cho các chị em phụ nữ Quận noi theo trong công tác Hội, đặc biệt là trong các hoạt động thiện nguyện.Chia sẻ về cơ duyên gắn bó với công tác tình nguyện, bà Nga cho hay ban đầu bà đi theo các đoàn từ thiện phát quà ở Vĩnh Long và nấu ăn ở các viện dưỡng lão tại Thủ Đức xem người ta làm thế nào, để hiểu từ thiện là gì. Sau đó, bà cùng chị em các sạp gần kề và con rể là cán bộ tại địa phương cùng nhau xin tài trợ từ các mạnh thường quân. Hằng năm, bà Nga đều có các chuyến đi về các xã xa xôi, nghèo khó ở miền Tây để trao quà cho bà con. Mỗi chuyến đi như thế, đoàn thiện nguyện của bà chuẩn bị 250 suất quà gồm gạo, mì tôm, nước mắm, nước tương, bột ngọt, hạt nêm, đường, dầu ăn. Mỗi phần quà đều được bà cùng các chị em chuẩn bị kỹ lưỡng, gửi gắm sự yêu thương vào đó. Bà Nga cho hay, gạo mua từ TP.HCM chở về các vùng không tiện, lại dễ hư hỏng nếu bảo quản không đúng cách, thế là, bà đặt mua gạo loại 1 từ đại lý lớn tại tỉnh mà đoàn thiện nguyện sẽ đến.Mỗi khi lên kế hoạch về các xã phát quà, bà Nga lại gọi cho tỉnh để giới thiệu về xã lập danh sách. Sau đó, nhóm của cô Nga lại có 2 tuần, rong ruổi khắp quận 11 và các quận lân cận để xin ủng hộ. Nhưng chuyện không hề dễ dàng, bà Nga nhớ lại:Phần tiền gây quỹ mua quà cho bà con đã khó, tiền thuê xe vận chuyển quà về tỉnh còn đắt đỏ khiến mỗi chuyến đi của nhóm thường xuyên gặp khó khăn. Bà Nga chia sẻ nhiều đêm bà không ngủ được vì phải nghĩ cách làm sao đi một chuyến cho thật đáng, các phần quà được tới tay người dân nhiều nhất có thể. Nhiều lần sắp tới ngày đi mà vẫn chưa đủ vài chục chai dầu ăn, túi bột ngọt, bà Nga mua chịu luôn và khi nào ông xã lãnh lương thì trả lại cho họ.Những trường hợp phát sinh không có phiếu nhận quà mà nghèo khổ quá, bà rất thương và vận động chị em lấy tiền túi để hỗ trợ họ. Khó khăn là thế nhưng nhìn thấy nụ cười của những người dân quê chân chất, thật thà, bà lại quên luôn cả cái chân đau vì đứng quá lâu của mình:QT Đồng hành cùng bà Nga trên nhiều hành trình thiện nguyện, Chị Huỳnh Thị Mỹ Phượng, Chủ tịch Hội Phụ nữ Chợ Phú Thọ (Quận 11) cho biết, chị Nga không chỉ tích cực trong các công tác thiện nguyện mà còn luôn đi đầu trong việc thực hiện tốt các quy định của Ban quản lý chợ. Chị cho biết thêm, thương nhân chính là cầu nốivới Ban quản lý. Nếu không có thương nhân thì Hội Phụ nữ không thể hoạt động được. Vì thế, các hoạt động tạo quan hệ gắn bó chị em thương nhân với nhau là rất cần thiết. Và nhờ có chị Nga cùng các hoạt động vận động của chị mà tình cảm giữa Hội Phụ nữ chợ và các tiểu thương càng thêm bền chặt.Là một thương nhân chợ Phú Thọ và đồng thời là người bạn thân thiết của bà Nga tại chợ, bà Dương Thị Của chia sẻ:Mùa dịch vừa qua, bà Nga nhiễm Covid-19 phải nhờ tới máy trợ thở, buôn bán không được nên năm rồi bà không có chuyến đi nào. Năm nay, đoàn của bà đã có chuyến đi đến xã Tân Phước, tỉnh Đồng Tháp vào cuối tháng 7 với 265 phần quà và sẽ còn một chuyến đi nữa vào cuối năm.Năm nay đã 65 tuổi, nhưng bà Lê Thị Nga vẫn luôn tích cực tham gia hoạt động của hội phụ nữ, các phong trào văn hóa tại địa phương. Những việc làm của bà đã tác động sâu sắc đến giá trị cao đẹp của tình làng nghĩa xóm. Nhờ xuất phát bằng cái tâm của mình, bà đã tạo được hiệu ứng tích cực trong cộng đồng xã hội, được mọi người tin yêu, mến phục.Năm nay chị được Hội LHPN Quận đề xuất khen thưởng về công tác vận động quần chúng, thương nhân vì những đóng góp của chị cho cộng đồng. Với quan niệm “cho đi là nhận lại”, bà Nga đã và đang tô thắm thêm tấm lòng nhân hậu của người phụ nữ Việt Nam. Bà Lê Thị Nga tâm sự, làm từ thiện phải xuất phát từ cái tâm, mặc dù những đóng góp của mình chưa lớn nhưng nó sẽ là động lực thúc đẩy bà cố gắng giúp đỡ, chung tay với những hoàn cảnh khó khăn./.
Hiện thêmẨn bớt