(VOH Podcast) Thành Tựu Y Khoa - Bệnh lao thường được xem là một căn bệnh cổ xưa, nhưng nó vẫn tiếp tục là nguyên nhân tạo ra ganh nặng trong xã hội hiện đại. Năm 2021, ước tính có 169.000 người ở Việt Nam mắc bệnh lao và căn bệnh này đã gây ra tử vong cho hơn 14.200 người. Bệnh lao cũng tiếp tục đẩy nhiều gia đình vào cảnh đói nghèo. Khảo sát quốc gia cho thấy 21% hộ gia đình rơi xuống dưới mức nghèo sau khi được chẩn đoán mắc bệnh lao.Để tiếp tục chiến đấu chống lại bệnh lao tại TP.Hồ Chí Minh, Chương trình Chống lao TP. Hồ CHí Minh – Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Sở y tế TP. Hồ Chí Minh, Tổ chức Friends for International TB Relief, một tổ chức phi chính phủ quốc tế của Đức, và đặc biệt là hệ thống mạng lưới y tế cơ sở đã phối hợp thực hiện các hoạt động sàng lọc, phát hiện, chẩn đoán, điều trị và hỗ trợ bệnh nhân lao có hoàn cảnh khó khăn, nhằm mục tiêu tiến đến thanh toán bệnh lao vào năm 2030. Mối quan hệ hợp tác này được xây dựng, kế thừa và tiếp nối dựa trên những thành quả đạt được từ các dự án can thiệp từ những năm 2014 đến nay– Các Dự án đó có sự tham gia của Hội y tế công cộng , FIT, Chương trình Chống lao TP. Hồ Chí Minh – Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.Năm 2020, kế hoạch 5 năm với tên gọi đầy đủ là “Hoạt động can thiệp dự phòng, tìm kiếm ca bệnh và kết nối điều trị trong Chương trình Chống lao tại TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2020-2025” đã được Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh phê duyệt.Kế hoạch này được triển khai tại 10 quận của TP. Hồ Chí Minh, bao gồm: quận 4, 5, 6, 8, 10, Bình Chánh, Gò Vấp, Hóc Môn và thành phố Thủ Đức. Rất nhiều các nhà tài trợ trong nước và quốc tế đã hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để thực hiện các cấu phần khác nhau của Kế hoạch 5 năm nói trên. Các nhà tài trợ bao gồm CDC Foundation, CDC Hoa Kỳ, Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, IRD VN, và Stop TB Partnership, trực thuộc UNOPS.Diễn giải mô hình 2XNghiên cứu gần đây cho thấy 40% số người mắc lao tại VN không có các triệu chứng lao điển hình, như là ho, sốt hay đổ mồ hôi đêm. Do vậy việc phát hiện và sàng lọc X-quang bệnh lao trong nhóm người này là rất cần thiết.Cũng giống như COVID-19, bệnh lao được chẩn đoán tốt nhất bằng xét nghiệm PCR. Một trong những xét nghiệm PCR được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị sử dụng để chẩn đoán bệnh lao là GeneXpert. Tuy nhiên, xét nghiệm này rất tốn kém và không thể thực hiện đại trà xét nghiệm này cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người không có triệu chứng lao.Vì vậy, Chương trình Chống lao Quốc gia đã thí điểm phương pháp chẩn đoán lao 2-X (XQ và Xpert). Theo đó, X-quang sẽ được sử dụng để sàng lọc người có tổn thương phổi nghi lao để chuyển làm xét nghiệm Xpert chẩn đoán. Là một phần của Kế hoạch 5 năm, chiến lược 2-X đang được nhân rộng trên toàn địa bàn TP. Hồ Chí Minh.Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, các Trung tâm y tế quận/huyện, Tổ chống lao quận/huyện và các đối tác Tổ chức phi chính phủ đã phối hợp triển khai các sự kiện sàng lọc X-quang tại các trạm y tế xã/phường và các địa điểm khác trong cộng đồng. Trước mỗi sự kiện, thư mời tham gia được gửi tới người tiếp xúc F1 của người mắc lao, cùng với các nhóm nguy cơ mắc lao cao, ví dụ như tất cả những người trên 55 tuổi, người mắc tiểu đường, những người dân nghèo và dễ bị tổn thương. Kết quả của mô hình 2X (X-quang và Xpert)Từ tháng 8 năm 2020 đến cuối tháng 9 năm 2022, Kế hoạch 5 năm đã thực hiện tầm soát lao được cho 176,800 người qua chụp X-quang ngực. Trong đó có 18,478 người được xét nghiệm PCR và nhờ vậy đã phát hiện 3,955 trường hợp lao các thể tại Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả khác của Kế hoạch 5 nămKhông chỉ phát hiện bệnh lao thể hoạt động, Kế hoạch 5 năm còn thúc đẩy hoạt động xét nghiệm và điều trị lao tiềm ẩn. Kế hoạch 5 năm còn cung cấp các gói hỗ trợ xã hội và kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho bệnh nhân lao, bao gồm dịch vụ tham vấn tâm lý.Kế hoạch cũng đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao năng lực y tế cơ sở của thành phố qua các hỗ trợ kỹ thuật cho Tổ chống lao các quận/huyện, chẳng hạn như hỗ trợ đánh giá và thay đổi để cải thiện các biện pháp kiểm soát và phòng chống nhiễm khuẩn. Thông qua kế hoạch này, nhiều nghiên cứu khoa học về bệnh lao và các bệnh về phổi khác, như ung thư phổi, cũng đã và đang được thực hiện. Thông qua Kế hoạch 5 năm, ngoài hoạt động tìm kiếm chủ động ca bệnh lao, chúng tôi cũng xây dựng nhiều chương trình quan trọng khác. Đầu tiên, chúng tôi triển khai chương trình xét nghiệm và điều trị lao tiềm ẩn. Có rất nhiều xét nghiệm được sử dụng có thể chẩn đoán một người có nhiễm lao hay không, trước khi họ có có triệu chứng bệnh và lây nhiễm cho cộng đồng. Cách duy nhất để chúng ta có thể đạt được mục tiêu xóa bỏ bệnh lao vào năm 2030 có thể nói là chúng ta phải “tắt vòi nước” và ngăn chặn các ca bệnh lao mới phát triển.Kế hoạch 5 năm hiểu được tầm quan trọng của chiến lược dự phòng này. Thứ hai, thông qua các nguồn tài trợ, chúng tôi có thể xây dựng các gói hỗ trợ kinh tế và sức khỏe tinh thần cho người bệnh để giúp họ hoàn thành 6-9 tháng điều trị bệnh lao. Bệnh lao khiến các gia đình trở nên nghèo khó, vì vậy điều quan trọng là cung cấp cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi bệnh lao đầy đủ nguồn lực để họ có thể vượt qua căn bệnh này.Cuối cùng, nghiên cứu của chúng tôi khá sáng tạo và thú vị. Chúng tôi không chỉ tập trung vào bệnh lao mà còn tập trung vào cách sử dụng các công cụ tương tự để chẩn đoán tốt hơn bệnh ung thư phổi và các bệnh đi kèm khác.Chúng tôi tự hào rằng mình đã đạt được rất nhiều tiến bộ trong hoạt động phát hiện chủ động ca bệnh lao, xét nghiệm lao tiềm ẩn, cung cấp hỗ trợ xã hội và nghiên cứu mặc dù trong bối cảnh Kế hoạch 5 năm bị ảnh hưởng rất nhiều bởi đại dịch COVID-19.Thách thức trong giai đoạn CovidGiữa năm 2021, việc triển khai Kế hoạch 5 năm đối mặt với những thách thức chưa từng có khi biến chủng Delta COVID-19 khiến Việt Nam thực hiện cách ly toàn xã hội. Lực lượng phòng chống lao các tuyến đã được luân chuyển nhằm hỗ trợ chiến dịch truy vết người tiếp xúc, tiêm phòng COVID-19 và quản lý các ca bệnh nặng. Các khoa điều trị bệnh lao của bệnh viện được chuyển đổi thành khu vực tiếp nhận điều trị các ca mắc COVID-19. Các dịch vụ chăm sóc bệnh lao đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng với số người được điều trị lao trong quý 3 năm 2021 tại các thành phố lớn giảm tới 60% so với cùng kỳ năm 2020. Giải pháp cho tình tình CovidĐể có thời gian mở rộng phạm vi bao phủ tiêm chủng, Việt Nam đã áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội chặt chẽ hơn và cuối cùng là đóng cửa gần như toàn bộ các thành phố lớn. Kế hoạch 5 năm đã nỗ lực hết sức để duy trì hoạt động phát hiện và điều trị bệnh lao như một ưu tiên y tế bằng cách thực hiện thí điểm chiến lược lồng ghép sàng lọc lao vào các sự kiện tiêm chủng COVID-19.Mục tiêu dự án giai đoạn CovidPhương pháp tiếp cận tích hợp này nhằm chẩn đoán sớm hơn những người mắc bệnh lao và COVID-19, giúp giảm thời gian lây nhiễm và khả năng lây truyền bệnh.Triển khai giai đoạn CovidSau khi tiêm vắc-xin COVID-19, người dân được yêu cầu ngồi đợi 30 phút để đảm bảo không có biến chứng xảy ra. Tận dụng khoảng thời gian này, các cán bộ y tế đã mời những người tham gia chụp X-quang phổi miễn phí bằng máy X-quang cầm tay.Trong bối cảnh thiếu hụt kỹ thuật viên, phần mềm trí tuệ nhân tạo đã được sử dụng để quét phim X-quang kỹ thuật số nhằm phát hiện các bất thường ở phổi liên quan đến bệnh lao và COVID-19.Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở phổi, những người tham gia sẽ được cung cấp bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 và được yêu cầu lấy mẫu đờm để làm xét nghiệm PCR.Kết quả xét nghiệm COVID được cung cấp trong vòng vài phút còn kết quả xét nghiệm lao sẽ được thông báo qua điện thoại trong vòng 3 ngày kể từ ngày lấy mẫu.Tất cả công việc này được thực hiện ngay tại điểm tiêm vắc-xin COVID-19. Trong quá trình triển khai hoạt động sàng lọc lao tại các điểm tiêm vắc-xin, Kế hoạch 5 năm nhận được sự hỗ trợ và phối hợp hiệu quả của các cơ quan chức năng, từ Ủy ban Nhân dân các cấp đến các cơ quan y tế để vận động, kêu gọi người dân đi tiêm vắc-xin, chọn địa điểm và điều phối các sự kiện, trong khi nhân viên dự án chúng tôi chịu trách nhiệm triển khai quản lý các dịch vụ xét nghiệm và chăm sóc bệnh lao. Có thể nói rằng nếu không có sự hỗ trợ, cam kết và tạo điều kiện thuận lợi của UBND các cấp, các Sở/ban/ngành, đặc biệt là Sở Y tế, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cùng sự nhiệt tình gánh vác của các anh/chị/em cán bộ y tế và những cán bộ cơ sở khác, Kế hoạch 5 năm khó có thể tổ chức và thực hiện được những sự kiện sàng lọc lao tại cộng đồng với tổng số 176,800 được chụp X-quang ngực như vậy.Kết quả giai đoạn CovidChỉ tính trong giai đoạn đại dịch COVID-19 năm 2021, hơn 51.000 người dân đã được chụp X-quang thông qua các sự kiện tiêm phòng COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh. Mặc dù trong 3 tháng, chúng tôi chỉ phát hiện được 5 người mắc COVID-19, tuy nhiên, đã có hơn 120 người được phát hiện mắc lao, trong đó có 16 ca lao kháng thuốc. Tỷ lệ này cao gấp 1,8 lần so với tỷ lệ phát hiện lao trong dân số chung của Việt Nam.Bất chấp những thách thức chưa từng có, hoạt động kiểm soát bệnh lao đã đạt được những tiến bộ đáng kể thông qua hoạt động sàng lọc tại các sự kiện tiêm chủng COVID-19. Trong giai đoạn này, dự án đã đóng góp 5,4% trên tổng số xét nghiệm Xpert và 10,3% trên tổng số ca phát hiện bệnh lao cho chương trình chống lao tại TP.HCM. Phần lớn những kết quả này đều đến từ lĩnh vực điều trị tư.Dự án cũng cung cấp ngân sách và hỗ trợ kỹ thuật cho chương trình chống lao địa phương và các cán bộ chống lao ở cấp quận. Các cuộc điều tra người tiếp xúc hộ gia đình cũng được thực hiện tại nhà của bệnh nhân. Những người tiếp xúc F1 được tư vấn và giới thiệu đến các cơ sở y tế để được sàng lọc và liên kết điều trị. Các sự kiện Xquang lưu động được thực hiện trong cộng đồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những người nghèo và những người gặp khó khăn trong việc đi lại có thể được được khám sàng lọc miễn phí bệnh lao và các bệnh khác.Bằng khenNhững nỗ lực của Kế hoạch 5 năm và chiến lược 2X đã được Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh ghi nhận và trao tặng bằng khen cho những thành tích và sáng kiến về y tế trong năm 2022. Chiến lượcĐại dịch COVID-19 đã làm đảo ngược nhiều thành tựu quan trọng đạt được trong năm đầu của Kế hoạch 5 năm. Tuy nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh và nhóm các đối tác hỗ trợ Kế hoạch 5 năm vẫn cam kết xóa bỏ bệnh lao vào năm 2030. Chúng tôi đã và đang nỗ lực hơn nữa để tìm kiếm các trường hợp mắc lao chưa được phát hiện, cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ, xét nghiệm và điều trị lao tiềm ẩn, xây dựng các dịch vụ chăm sóc bệnh lao lấy con người làm trung tâm và tiện lợi hơn. Chúng tôi nhận ra rằng các mục tiêu của chúng tôi sẽ chỉ đạt được thông qua sự tham gia và hành động nhất quán của toàn xã hội, từ chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các cơ quan/đơn vị chuyên môn ở cả khu vực nhà nước và tư nhân, và cuối cùng nhưng lại vô cùng quan trọng là người dân.Kế hoạch 5 năm này đã đi được gần một nửa chặng đường, trong ba năm tiếp theo, chúng tôi quyết tâm duy trì và phát huy thành quả và chiến lược đã đề ra, đó là không ngừng nâng cao kết quả đầu ra (cả về số lượng và chất lượng) thông qua việc sử dụng công nghệ chất lượng cao nhất và thúc đẩy số lượng người dân được thụ hưởng chương trình dự phòng, tìm kiếm ca bệnh và kết nối điều trị trong Chương trình Chống lao tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi tin rằng kế hoạch 5 năm này sẽ góp phần không nhỏ vào mục tiêu quốc gia nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là chấm dứt bệnh lao vào năm 2030.
Đề cử 13: Sàng lọc lao chủ động tại cộng đồng bằng chiến lược 2X
Những nỗ lực của Kế hoạch 5 năm và chiến lược 2X đã được Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh ghi nhận và trao tặng bằng khen cho những thành tích và sáng kiến về y tế trong năm 2022.
Thứ Bảy, 28/01/2023, 14:00 (GMT+7)
Nội dung chính
Hiện thêmẨn bớt