Tin thế giới sáng 8/11: Bầu cử giữa kỳ Mỹ trước giờ G; Ukraine nhận các lô tên lửa phòng không đầu tiên 04:14

Tin thế giới sáng 8/11: Bầu cử giữa kỳ Mỹ trước giờ G; Ukraine nhận các lô tên lửa phòng không đầu tiên

Một số thông tin đáng chú ý khác còn có một công dân Mỹ bị sát hại ở trung tâm thủ đô Iraq; Ukraine khẳng định không bao giờ từ chối đàm phán với Nga.

Nội dung chính
Bầu cử giữa kỳ ở Mỹ trước giờ GSáng ngày 8/11 (giờ địa phương), cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, với mục tiêu bầu lưỡng viện Quốc hội cùng hàng loạt vị trí thống đốc và chính quyền các bang.Tâm điểm chú ý là cuộc bầu cử quốc hội liên bang, vốn được coi là mang tính quyết định đến cán cân quyền lực trong chính trường Mỹ và có ảnh hưởng lớn đến đường hướng phát triển của siêu cường số 1 thế giới, ít nhất là trong 2 năm tới.Trước thềm bầu cử, đảng Dân chủ hiện đang nắm quyền kiểm soát lưỡng viện quốc hội với chênh lệch rất mong manh. Về tương quan lực lượng, các cuộc thăm dò cho thấy đảng Dân chủ đang ở thế bất lợi tại Hạ viện so với đảng Cộng hòa ở nhiều khu vực.Trước bầu cử, phe Cộng hòa tại Hạ viện đã công bố chương trình nghị sự với tên gọi "Cam kết với nước Mỹ" nhằm cho cử tri thấy cách thức đảng này giải quyết các thách thức nổi cộm mà nước Mỹ đang phải đối mặt, trong đó ưu tiên xử lý một loạt vấn đề từ kiềm chế lạm phát, hỗ trợ quân đội Mỹ, tăng trách nhiệm của các bậc phụ huynh trong giáo dục con cái...Trong khi đó, đảng Dân chủ tiếp tục trung thành với Cương lĩnh 2020, nhấn mạnh các vấn đề đối nội hơn là đối ngoại, như kiềm chế lạm phát, kiểm soát súng đạn, ứng phó với biến đổi khí hậu, miễn hoặc giảm nợ cho sinh viên...Ngoài ra, kết quả bầu cử lần này cũng sẽ ảnh hưởng đến chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2024 và đặc biệt là khả năng cựu Tổng thống Donald Trump trở lại đường đua vào chiếc ghế đứng đầu Nhà Trắng.Một công dân Mỹ bị sát hại ở thủ đô Baghdad, IraqNgày 7/11, cảnh sát Iraq cho biết một công dân quốc tịch Mỹ là giáo viên dạy tiếng Anh đã bị sát hại tại khu vực quận Karrada ở trung tâm thủ đô Baghdad, Iraq. Nhiều nhân chứng nói đã trông thấy nạn nhân bị ép lên một xe hơi 7 chỗ trước khi bị bắn chết. Nguyên nhân ban đầu được đưa ra vì các tay súng âm mưu bắt cóc nạn nhân nhưng không thành, cuối cùng ra tay sát hại.Theo hãng thông tấn nhà nước Iraq (INA), người đứng đầu lực lượng vũ trang nước này đã chỉ đạo thành lập ủy ban điều tra về vụ việc. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết, cơ quan này đã nhận được thông tin và đang tiến hành các bước xử lý theo quy định trước khi đưa ra bất kỳ công bố nào.Ukraine nhận lô tên lửa phòng không NASAMS đầu tiênBộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov ngày 7/11 cho biết nước này đã nhận được các lô tên lửa phòng không NASAMS và Apside đầu tiên, đồng thời gửi lời cảm ơn đến Na Uy, Tây Ban Nha và Mỹ vì đã cung cấp và vận chuyển thành công đến Ukraine.NASAMS là hệ thống tên lửa đất phòng không đối không do tập đoàn Kongsberg (Na Uy) và Raytheon (Mỹ) phát triển; có khả năng phát hiện, đánh chặn các mục tiêu bay như tên lửa, UAV, tiêm kích đối phương ở khoảng cách 40km, độ cao 14km. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào ngày 1/7 cho biết loại vũ khí này nằm trong gói vũ khí được Mỹ tuyên bố viện trợ thêm cho Ukraine.Trong khi đó, hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung Aspide do công ty Selenia (Italy) phát triển trên cơ sở tên lửa AIM-7E Sparrow của Mỹ. Từ những năm 1980, Tây Ban Nha đã mua lại hệ thống tên lửa Aspide và thông báo nhóm vũ khí này sẽ nằm trong gói viện trợ quân sự mới nhất cho Ukraine.Giới chuyên gia phương Tây cho rằng các hệ thống như NASAMS, Aspide có thể giúp Ukraine đối phó tốt hơn với các đợt không kích tên lửa và UAV, nhất là khi nước này đang gặp nhiều khó khăn trong nỗ lực đánh chặn đòn tập kích của Nga.Ukraine tuyên bố không bao giờ từ chối đàm phán với NgaÔng Mykhailo Podolyak - cố vấn cấp cao của Tổng thống Zelensky ngày 7/11 cho biết Ukraine không bao giờ từ chối đàm phán với Nga - nhưng trước tiên Nga phải rút hết quân ở Ukraine.Tuy nhiên, theo đánh giá của ông, Ukrane mong muốn hội đàm với lãnh đạo tương lai của Nga mà không phải Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin, vì cho rằng “Putin rõ ràng là chưa sẵn sàng để tiến hành đàm phán”.
Hiện thêmẨn bớt