Mỹ rút Trung Quốc khỏi danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ

(VOH) - Đây được xem như một động thái giúp xoa dịu căng thẳng đang leo thang trong quan hệ thương mại giữa hai nước trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên đường công du Trung Quốc vào tháng sau.

Sau một thời gian khá dài được xem như biện pháp chính gây sức ép mạnh mẽ lên Trung Quốc trong vấn đề thương mại, Chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức cho biết sẽ không đưa nền kinh tế thứ hai thế giới vào danh sách các nước thao túng tiền tệ để đổi lại sự giúp đỡ của Bắc Kinh trong việc kiềm chế Triều Tiên; đồng thời yêu cầu Chính phủ Trung Quốc có những điều chỉnh về thương mại song phương với Mỹ và thúc đẩy sự can thiệp của thị trường vào việc xác định tỷ giá của đồng nhân dân tệ.

Mỹ rút Trung Quốc khỏi danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ

Các mức thuế mới mà Mỹ và Trung Quốc áp lên các mặt hàng xuất khẩu đã có hiệu lực. Ảnh: BBC

Trước đó, Tổng thống Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc cố ý can thiệp làm giảm giá trị đồng nhân dân tệ để tăng tính cạnh tranh trong các hoạt động xuất khẩu thương mại.

Các hoạt động kém minh bạch của Bắc Kinh và sự sụt giảm giá trị của đồng nhân dân tệ thời gian gần đây đã gây nên tình trạng mất cân bằng cán cân thương mại, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin phát biểu trong Báo cáo thường niên của Bộ Tài chính Mỹ về tỷ giá hối đoái của các đối tác thương mại lớn. Tuy nhiên, phía Mỹ cũng cho biết hiện tại chưa có dấu hiệu chính thức cho thấy Trung Quốc đang can thiệp vào tỷ giá đồng nội tệ của mình nhằm tạo lợi thế thương mại không công bằng. Theo đó, hiện tỷ giá đồng nhân dân tệ so với đồng đô la đã sụt xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2017.

Tuy nhiên, tại các cuộc họp của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) diễn ra vào tuần trước ở Bali, Indonesia, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Yi Gang khẳng định, phía Bắc Kinh đã và sẽ không tham gia vào các hoạt động phá giá trong thương mại hoặc sử dụng tỷ giá ngoại hối như một "công cụ để đối phó với những mâu thuẫn thương mại".

Hiện tại, ngoài Trung Quốc còn có 5 quốc gia và vùng lãnh thổ đang thuộc diện giám sát tỷ giá tiền tệ của Mỹ, bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Thụy Sĩ. Danh sách này cũng đang được dự kiến mở rộng thêm một số đối tác thương mại khác của Mỹ như Australia và Indonesia.

 

US shies away from calling China a currency manipulator

(BBC) - The United States has refrained from labelling China a "currency manipulator" in a move which may help defuse escalating tension over trade between the two countries.

President Trump has previously accused China of keeping its currency weak to make its exports more competitive.

Speculation that the US Treasury would make that claim formally this week has not been borne out, however.

China's policies were still of "particular concern" the Treasury said.

Beijing's lack of transparency and the recent weakness of the yuan continued to pose major challenges to achieving "more balanced trade", Treasury Secretary Steven Mnuchin said in a report on the foreign exchange policies of the United States' major trading partners that is published twice a year.

However, the Treasury did not find that China was directly intervening to undermine the currency's value.

The yuan fell to its lowest level against the dollar since January 2017 following the report.

President Trump argues the growth in Chinese exports to the US has destroyed American jobs and has ordered tariffs on more than $250bn of Chinese exports to try to stem the US's growing deficit with China.

On the campaign trail and again this summer he claimed China was pursuing a deliberate policy of keeping the value of the yuan low. The US dollar has strengthened against the yuan in recent months, prompting speculation that this month's report might contain formal claims of manipulation.

However at meetings of the International Monetary Fund in Bali, Indonesia last week, China's central bank governor Yi Gang said that Beijing would not engage in "competitive devaluation" or use the exchange rate as a "tool to deal with trade frictions".

The US Treasury report also said it has was keeping India, Japan, Germany, South Korea and Switzerland on a monitoring list for extra scrutiny.

Bình luận