Tổng thống Pháp kêu gọi cả nước cùng hợp lực chấm dứt khủng hoảng “áo vàng”

(VOH) – Tổng thống Emmanuel Macron sẽ có lời phát biểu gửi đến toàn dân hôm nay 10/12 liên quan đến cuộc khủng hoảng “áo vàng”.

Ngoài ra, ông Macron sẽ có buổi gặp gỡ công đoàn cũng như lãnh đạo doanh nghiệp để tìm lối ra chấm dứt cuộc biểu tình đang làm rung chuyển nước Pháp.

Điện Élysée thông tin rằng bài phát biểu sẽ diễn ra vào lúc 18 giờ địa phương. Đây là lời bình luận công khai đầu tiên của Tổng thống Macron sau 4 tuần liên tiếp diễn ra các cuộc biểu tình chống chính phủ dẫn đến bạo loạn tại Paris và một số thành phố khác.

Tổng thống Pháp kêu gọi cả nước cùng hợp lực chấm dứt khủng hoảng “áo vàng”

Phong trào "áo vàng" dần trở thành cuộc bạo loạn khi diễn ra nhiều hành động như đốt xe, đập phá. Ảnh: AFP

Chính phủ cho biết ông Macron sẽ có tuyên bố về những giải pháp “tức thì và cụ thể” đáp lại hành động của nhóm biểu tình.

Ngày càng nhiều đảng chính trị lên tiếng kêu gọi một hành động quyết liệt. Đối thủ của ông Macron trong kỳ bầu cử là Marine Le Pen cũng thúc giục Tổng thống Macron nhận định tình hình thực tế của xã hội và có hành động đáp trả mạnh mẽ và ngay lập tức.

Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire nói bất ổn kéo dài nhiều tuần qua đã gây ra “thảm họa kinh tế” cho nước Pháp khi khiến cho đường xá bị hư hại và các cửa hàng cũng như điểm du lịch vắng khách trong khi chuẩn bị vào kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh.

Cuộc biểu tình phong trào “áo vàng” bắt đầu từ ngày 17/11 khi nhiều người mặc áo khoác vàng tràn xuống đường phố để phản đối tăng giá nhiên liệu.

Cuộc biểu tình dần dần lan rộng trở thành phong trào lớn thể hiện sự chống đối gay gắt với chính quyền Macron. Bắt đầu ở Paris, phong trào hiện đã lan đến các thành phố lớn khác như Bordeaux, Toulouse cùng với các hành động kích động hơn như cướp bóc và bạo loạn.

Thiệt hại tài sản mà cuộc biểu tình mới nhất hôm 8/12 vừa qua được chính quyền đánh giá là nặng nề nhất trong số các tuần lễ diễn ra biểu tình trước đó với rất nhiều ô tô bị đốt cháy và nhiều nơi bị đập phá.

Đã có gần 10.000 người biểu tình đổ xuống đường phố Paris, đối đầu với 8.000 sĩ quan cảnh sát chống bạo loạn.

Lực lượng an ninh đã phát động hành động quy mô lớn nhằm giảm thiểu tình trạng bất ổn, bắt giữ hơn 1.000 người và phải huy động cả xe bọc thép.

Tổng thống Emmanuel Macron sau khi đắc cử vào tháng 5/2017 đã có lời hứa sẽ hồi sinh nền kinh tế Pháp và tuyên bố sẽ không lung lay bởi các hoạt động biểu tình lớn nhưng đã phải nhượng bộ hồi tuần rồi.

Con số người tham gia biểu tình hôm cuối tuần rồi lên đến 136.000 người cho thấy phong trào không hề có dấu hiệu giảm nhiệt.

 

Macron to meet unions, address nation seeking to end 'yellow vest' crisis

(AFP) - President Emmanuel Macron will address the nation on the "yellow vest" crisis Monday and meet trade unionists and business leaders in search of a way to end the protests that have rocked France.

The president will speak to the French people at 8:00 pm (1900 GMT), his Elysee office announced -- his first public comments after four weeks of nationwide anti-government demonstrations which again turned violent Saturday in Paris and other cities.

Government officials have said the 40-year-old centrist would announce "immediate and concrete measures" to respond to protesters' grievances.

Calls have multiplied across the political spectrum for drastic action, with former far-right presidential rival Marine Le Pen urging Macron to "recognise society's suffering and deliver immediate, very strong responses".

"It is clear that we underestimated people's need to make themselves heard," government spokesman Benjamin Griveaux told Europe 1 radio on Sunday.

Finance Minister Bruno Le Maire said the weeks of unrest were an "economic catastrophe" for France, causing havoc on the roads and putting off shoppers and tourists in the run-up to Christmas.

The "yellow vests", clad in the luminous safety jackets carried by law in all French cars, began staging nationwide roadblocks on November 17 in protest against tax hikes raising the price of fuel.

Their demonstrations have since snowballed into a mass movement against ex-banker Macron, whom protesters accuse of being out of touch with ordinary people in provincial France.

Looting and rioting, blamed mostly on far-left and far-right agitators, has repeatedly broken out in Paris, spreading to Bordeaux, Toulouse, and other cities.

Authorities said the property damage caused in the capital on Saturday was far worse than a week earlier, with burnt-out cars and broken glass left strewn across several neighbourhoods

Some 10,000 protesters had taken to Paris' streets, where about 8,000 police were deployed.

Security forces launched a massive operation in a bid to minimise the unrest, detaining more than 1,000 people and mobilising armoured cars in Paris for the first time.

- Further climbdowns? -

Elected in May 2017 on a promise to revitalise the sluggish French economy, Macron had previously vowed not to be swayed by mass protests like his predecessors.

But he announced a climbdown on the hated fuel tax rise last week, and further concessions appear to be on the cards.

So far, Macron has refused to back down on another policy that is deeply unpopular among the "yellow vests": his decision to scrap a tax on assets for France's richest.

Labour Minister Muriel Penicaud on Sunday also rejected the idea of an increase in the minimum wage -- a demand from many protesters who say they are barely scraping by.

"We know that destroys jobs," Penicaud said.

"If we raise all salaries automatically, many businesses would just go bust -- or they would have to raise their prices, and no one would pay for their services."

With an estimated 136,000 people taking part nationwide last weekend, the protests have shown little sign of easing since they began.

The protesters overwhelmingly hail from rural and small-town France but have a range of different goals -- from lower taxes to Macron's resignation -- making his attempted negotiations with them all the more difficult.