
Thi ca điểm hẹn
"Thi ca điểm hẹn" trên radio là nơi gặp gỡ và giao lưu với những nhà thơ, nơi tâm hồn yêu thơ đồng điệu và sẻ chia trong không gian tinh tế và ấm áp
"Thi ca điểm hẹn" trên radio là nơi gặp gỡ và giao lưu với những nhà thơ, nơi tâm hồn yêu thơ đồng điệu và sẻ chia trong không gian tinh tế và ấm áp
“Khúc ru tình” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn) là tập thơ thứ 5 của nhà thơ gốc Huế, thầy thuốc Đông y Lê Viết Hòa sau các tập thơ: Dạ khúc cội nguồn, Gieo mùa lục bát, Chảy qua đời tôi, Kiếm thơ trong thiền.
Nhà thơ Trúc Linh hiện là hội viên Hội Nhà Văn TPHCM và là chủ nhiệm CLB thơ Hoa Bốn Mùa. Trong hành trình thơ gần 10 năm, nữ nhà thơ gốc Bình Thuận đã trải lòng mình qua 2 tập thơ riêng: Rồi hoa cũng nở, Nhặt chiều.
Tập thơ “Cánh cửa bên kia trời” đánh dấu hành trình 10 năm nhiều biến động của “người đàn bà chơi dao sắc” Đặng Thị Thanh Hương khi rời xa Hà Nội vào TPHCM sinh sống cùng con và sau đó rời Việt Nam để định cư ở Mỹ.
“Ảo ảnh tình yêu” (NXB Hội Nhà văn) gồm 21 bài thơ tình được trình bày bằng 3 ngôn ngữ Việt – Anh – Pháp đã thể hiện niềm đam mê thi ca cháy bỏng và thân phận “người đàn bà xếp chữ” Đặng Tường Vy nơi đất khách.
Bên cạnh công việc chuyên môn nhiều áp lực, bác sĩ Trần Quốc Vĩnh vẫn dành thời gian sáng tác văn chương. Năm 2024, anh ra mắt cùng lúc hai tập thơ (Vẽ hoa trong gió, Du thơ) và trở thành tân hội viên của Hội Nhà văn TPHCM
Tân hội viên trẻ của Hội Nhà văn TPHCM là tác giả của website “Người ngồi chơi xếp chữ” cùng với hai tập thơ: “Tôi học ca hát như những cuộc vui mình đã chọn”, “Không còn thơ anh vẽ cho em những hình sao không hái từ trời”
“Vẽ nhớ” là bài thơ nhận được giải thưởng tại cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” lần thứ 2 và cũng là tên tập thơ thứ 5 của nhà thơ, họa sĩ Thanh Hoàng vừa nhận được Tặng thưởng thơ của Hội Nhà văn TPHCM năm 2024.
“Lời khúc tạ mùa xuân” là tập thơ đánh dấu sự trở lại thi đàn sau 18 năm của nhà thơ Phan Thị Nguyệt Hồng sau các tập thơ: Một thời để nhớ (1993), Dư âm (1996), Những khúc tình dung dị (2002), Tôi không muốn buồn (2006).
Nhà thơ Trần Hóa tên thật là Trần Xuân Hóa, quê quán ở Hải Phòng. Ông thuộc thế hệ những người lính ra trận vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và ở lại TPHCM sinh sống, sáng tác từ sau ngày giải phóng.
Nếu “Trăng lạnh” là những dòng thơ suy tư về cuộc đời, quê hương, đồng đội thì trường ca “Linh khí quốc gia” như một khúc ca bi tráng, với nỗi trăn trở về một ngày "quốc giỗ" để tri ân những người đã ngã xuống vì Tổ quốc.