Kỳ vọng về phát triển ngành hàng ca cao
![]() |
Đến nay diện tích ca cao trên toàn quốc chỉ mới dừng lại ở con số 22.000 hecta. Ảnh: TTO |
Theo ông Lucas Van Marschalkerweerd - Tổng thư ký Hiệp hội Ca cao Châu Á, với lợi thế thổ nhưỡng, địa hình, chi phí đầu tư thấp, nông dân vùng sâu, vùng xa của Việt Nam có thể trồng xen canh cây ca cao để tăng thu nhập. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có lợi thế là ở ngay sát một nơi tiêu thụ ca cao rất lớn là Trung Quốc, nhưng thật đáng tiếc, Việt Nam chưa biết tận dụng cơ hội trên để phát triển thị trường. Số liệu thống kê của ngành chức năng cho thấy, Việt Nam hiện có hơn 33.000 hecta có thể trồng được cây ca cao, song đến nay diện tích ca cao trên toàn quốc chỉ mới dừng lại ở con số 22.000 hecta. Đáng nói hơn, có thời điểm người nông dân còn sẵn sàng chặt bỏ ca cao để chuyển qua trồng cây khác, chỉ tính riêng trong năm 2013, diện tích ca cao bị đốn hạ là hơn 3.500 hecta. Nói về nguyên nhân của thực trạng này, ông Phan Văn Khổng - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bến Tre, một địa phương có diện tích trồng ca cao lớn nhất nước cho biết:
(Băng: 47’’) 1
Các chuyên gia quốc tế cho rằng, mặt hàng ca cao đang đứng trước nhiều cơ hội tăng trưởng khi những năm gần đây thường xuyên thiếu nguồn cung trong khi nhu cầu thế giới ngày một tăng. Việt Nam được đánh giá là có vị trí chiến lược trong cung cấp ca cao chất lượng của khu vực Châu Á. Ông Đinh Hải Lâm - Giám đốc Phát triển Ca cao Việt Nam của Công ty Mars khẳng định, trong nhiều năm tới, ca cao Việt Nam luôn có thị trường trong khu vực lẫn toàn cầu. Vì ca cao Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh về chất lượng, đặc biệt là so với ca cao được trồng ở Indonesia, quốc gia có diện tích trồng ca cao lớn của châu Á. Ông Đinh Hải Lâm dẫn chứng về mức chênh lệch giá bán ca cao giữa 2 vùng trồng trên sàn giao dịch hiện nay:
(Băng: 18’’) 2
Rõ ràng lợi thế có, tiềm năng có nhưng vì có lúc giá ca cao xuống thấp nên người nông dân vẫn chưa thật sự tin tưởng với loại cây trồng này vì vậy mà họ đã đốn bỏ. Thế nhưng, việc giá nông sản trồi sụt là một quy luật tất yếu của thị trường và do vậy để phát triển ngành hàng ca cao bền vững cần lắm niềm tin từ những người trong cuộc. Nông dân Bùi Xuân Duyên nhà ở xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai kể, trước đây có thời điểm giá ca cao giảm chỉ còn dưới 3.000 đồng/kg trái tươi, cuộc sống gia đình ông gặp không ít khó khăn, nhưng với tâm huyết cũng như tin tưởng cây ca cao vẫn còn tiềm năng thị trường rất lớn mà ông vẫn bám trụ. Đến nay khi giá ca cao bắt đầu tăng trở lại, ông càng củng cố niềm tin rằng việc trồng xen ca cao với cây trồng khác là mô hình thích hợp với điều kiện canh tác của gia đình mình. Ông Bùi Xuân Duyên bộc bạch:
(Băng: 28’’) 3
Ông Trịnh Văn Thành - Giám đốc Công ty Ca cao Thành Đạt quả quyết, chỉ cần chú trọng nâng cao chất lượng và có niềm tin đầu tư kỹ thuật bài bản, người trồng ca cao sẽ có thu nhập tốt. Bởi theo anh Thành, thị trường tiêu thụ một số mặt hàng nông sản khác như cà phê, cao su, những cây trồng có tính cạnh tranh trực tiếp với cây ca cao đang cho thấy những tín hiệu bão hòa. Vì vậy mà vấn đề còn lại để ngành hàng ca cao Việt Nam phát triển bền vững theo ông Thành là:
(Băng: 35’’) 4
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 899 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Thế nên có thể xem đây chính là lúc thích hợp để ngành hàng ca cao Việt Nam tiến hành rà soát đánh giá lại kết quả thực hiện chiến lược phát triển của mình trong thời gian qua. Qua đó định hình hướng đi phù hợp với dự báo thị trường ca cao cho những năm tới nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đồng thời ổn định được vùng trồng ca cao phù hợp với tiềm năng và lợi thế sẵn có. Vì theo nhận định của các chuyên gia, thế giới sẽ thiếu khoảng 1 triệu tấn ca cao vào năm 2020 do nhu cầu sử dụng tăng, nhất là ở Châu Á. Trong khi nguồn cung lại ngày càng thiếu hụt, do vậy ngành hàng ca cao Việt Nam cần tận dụng cơ hội này để nâng cao vị thế của mình.