Liên kết trong sản xuất tiêu thụ nông sản phẩm

(VOH) - Liên kết sản xuất theo chuỗi từ ngừơi sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, có doanh nghiệp thu mua, chế biến, tạo đầu ra cho sản phẩm đang là một xu hướng tốt. Đang có những mô hình liên kết sản xuất cho kết quả khả quan. Qua đây, sản phẩm được bảo đảm chất lựơng, truy nguyên được ngùôn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm ngừơi tiêu dùng an tâm và nâng cao được gía trị hàng nông sản phẩm.

Trước tiên là mô hình sản xuất theo GAP ở một số tỉnh như Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Long An và Tp Cần Thơ phấn đấu thực hiện khỏang 10% diện tích lúa. Hoặc mô hình liên kết sản xuất gạo chất lựơng cao với tổng diện tích gần 10.000 ha, do Tổng Công ty Lương thực miền Nam phối hợp với các địa phương để chọn khoảng 500 đến 1.000 ha/địa phương. Các vùng lúa này được chuẩn hóa về bộ giống lúa chất lựơng, phục vụ cho xuất khẩu, được doanh nghiệp hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, phân bón, thúôc trừ sâu, sản xuất theo quy trình sạch và hạt lúa được bao tiêu đầu ra.

Trên con cá tra cũng đã có một số nơi thực hiện liên kết theo mô hình này, doanh nghiệp và ngừơi nuôi cùng tạo vùng nguyên liệu, sử dụng thức ăn nuôi thủy sản, chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh, bảo đảm truy xuất được ngùôn gốc sản phẩm. Doanh nghiệp cũng bao tiêu sản phẩm. Vừa qua, một công ty của Mỹ cũng hợp tác với nông dân nuôi cá theo Gap để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, với gía thu mua cá tra nguyên liệu hấp dẫn, cao hơn đến 30% so với giá thị trừơng hiện nay.

Mới đây, Sàigòn Coop đã ký kết với một số HTX sản xuất rau an toàn ở Tp HCM để tiêu thụ rau củ quả sạch. Hiện nay, hê thống siêu thị CoopMart ở Tp HCM tiêu thụ mỗi ngày 50 tấn rau các loại. CoopMart cần ký kết với 1.000 nhà cung cấp nguyên liệu rau củ quả cho hệ thống siêu thị của mình.

Vinamit cũng đang định hứơng cho bà con nông dân ở một số địa phương ở phía Nam trồng rau củ quả ở Lâm Đồng, khoai lang ở Kiên Giang, chuối ở Cà Mau, Bạc Liêu, mít ở miền Đông Nam bộ.v.v. với tổng diện tích các loại trái cây, rau củ quả lên đến con số 50.000 ha. Nguồn nguyên liệu này được Vinamit thu mua để chế biến sấy khô thành các sản phẩm cung ứng cho thị trừơng nội địa lẫn xuất khẩu.

Để thực hiện liên kết mô hình này đạt hiệu quả cần có bài tóan hỗ trợ như xác định nguồn giống chất lựơng, đồng nhất, sản xuất theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm, áp dụng theo các mô hình Gap, Globalgap hoặc hữu cơ Organic, xác lập được hệ thống thu mua nông sản phẩm, với sự tham gia của thương lái, hàng xáo. Bởi doanh nghiệp không thể thành lập một lực lựơng đông đủ như hàng xáo vươn đến tận nông hộ, hoặc nếu doanh nghiệp tổ chức được lực lựơng này thì do bộ máy quá cồng kềnh, họat động doanh nghiệp sẽ không hiệu quả. Ưu điểm là hàng xáo, thương lái trực tiếp tiếp cận với từng nông dân và nông dân chấp nhận sự có mặt của hàng xáo nhưng cần quản lý hiệu quả để hạn chế tình trạng hàng xáo chèn ép, ép giá nông dân. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến việc tạo được tính hấp dẫn cho mối liên kết qua việc phân chia lợi nhuận hài hòa giữa các bên. Ví dụ như bình quân cây cao su doanh thu một năm 500 triệu đồng/ha, cây mít trên 250 triệu đồng/ha, rau củ quả 400 triệu đồng/ha, lúa từ 50 triệu đồng/ha trở lên .v.v. từ những số liệu đó, bà co nông dân trong vùng sẽ xem xét, so sánh và tùy theo điều kiện đất đai thổ nhưỡng mà chọn cây trồng thích hợp để có hiệu quả kinh tế cao nhất.

Mặc dù còn một số khó khăn trong quá trình thực hiện như hợp đồng không thực hiện được gía biến động giá thị trừơng, do đối tác không mốn thực hiện hợp đồng vì thấy bất lợi.v.v. nhưng nhìn chung các mô hình liên kết giữa ngừơi sản xuất và doanh nghiệp cho thấy ngừơi sản xuất yên tâm khi đầu ra sản phẩm có địa chỉ tiêu thụ, doanh nghiệp có ngùôn nguyên liệu ổn định. Đây cũng là một xu hứơng tích cực trong chuỗi sản xuất tiêu thụ và đang được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Sản xuất nông nghiệp ở nứơc ta theo xu hứơng này cũng không là ngoại lệ.

Nguyễn Thắng