VĐHN: Chưa tăng viện phí – Chủ trương hợp lòng dân
![]() |
UBND TP.HCM không trình với HĐND đề án tăng viện phí, cử tri TP.HCM vô cùng phấn khởi, người nghèo và dân nhập cư “thở phào” nhẹ nhõm (ảnh: TNO) |
Mấy ngày qua, câu chuyện viện phí tăng rồi không tăng luôn
“nóng” và rôm rả với nhiều ý kiến trái chiều. Khi cuộc họp HĐND TP.HCM vừa khai
mạc, bệnh nhân thì thấp thỏm, bệnh viện cũng phập phồng. Tăng hay chưa vội tăng?
nếu tăng thì tháo gỡ khó khăn cho các bệnh viện, hạn chế được tình trạng quá tải
và góp phần tái đầu tư nâng chất điều trị chuyên môn. Nhưng tăng giá viện phí ở
thời điểm này là thiếu cảm thông, sẻ chia với rất nhiều bệnh nhân nghèo khốn khó.
Tăng hay chưa tăng? Quyết định đưa ra sẽ thể hiện cái tâm và cái tầm của người
lãnh đạo.
Và thế là "Viện phí" mặc nhiên trở thành đề tài sôi nổi tại hành lang bệnh viện,
nơi ghế đá hay trong phòng bệnh. Bệnh nhân và người nhà bàn luận khá khí thế, họ
hồi hộp theo dõi diễn biến cuộc họp qua từng trang báo, rồi nghe đài, xem ti vi
để xem kết luận cuối cùng. Trong câu chuyện được bàn luận, xen vào đó, không khó
nhận ra...có những tiếng thở dài!
Bệnh nhân nghèo không có bảo hiểm y tế thì rất sợ đối mặt với nỗi lo viện phí
tăng. Họ sợ cũng rất đúng vì lần này, nếu viện phí tăng sẽ tăng từ 65 đến 75%
khung giá tối đa. Như vậy thì nếu không may mà bị bệnh, rủi lại bệnh hiểm nghèo
thì chỉ có nước “bó tay”, ôm bệnh về nhà làm sao có tiền chữa chạy. Trong khi đó,
ở góc độ quản lý, nhiều bác sĩ e ngại nếu TP.HCM không tăng viện phí sẽ tạo điều
kiện cho bệnh nhân các tỉnh sẽ tràn về, góp phần làm bức tranh quá tải của ngành
y tế thêm ngột ngạt…Trong khi giá cả hiện giờ đã khác, không thể thu mãi theo
thông tư đã quá cũ kỹ, lạc hậu. Nhiều cán bộ y tế cũng đồng tình cho rằng viện
phí tăng là điều tất yếu...
Tuy vậy, ở góc độ khác mang tính nhân văn thì quyết định của UBND TP.HCM không
đệ trình đề án tăng viện phí lần này là hợp tình, hợp lý với những lý do sâu xa.
TP.HCM trên đà phát triển với mức sống người dân ngày càng phấn đấu cao hơn. Tuy
phải chịu áp lực cuộc sống đô thị nhưng không thể phủ nhận TP.HCM cũng là nơi lý
tưởng mà dòng người từ khắp các tỉnh tràn về tìm kế mưu sinh. Hơn 2 triệu dân
nhập cư - con số không nhỏ và dự báo số lượng này còn tiếp tục tăng . Như vậy
thì trong số họ, sinh sống tại TP.HCM này, dù tiếng là thế nhưng không có gì gọi
là bền vững, nhà không, hộ khẩu cũng không và vì thế làm sao có được điều kiện
mua bảo hiểm y tế. Hằng ngày, chạy lo kiếm tiền trang trải cuộc sống, nuôi ăn
cho cả gia đình là đã khó, rồi tiền học cho con, học phí đã tăng khiến nhiều gia
đình cũng chới với…Nếu tăng thêm viện phí có lẽ sẽ rất khổ cho những đối tượng
này.
Theo chỉ đạo của chủ tịch UBND TP.HCM - ông Lê Hoàng Quân trong lộ trình tăng
viện phí rằng “muốn tăng viện phí, phải đánh giá tác động tới người nghèo” có lẽ
điều này vô cùng chuẩn xác và thật thiết thực với cái nhìn bao quát và toàn cảnh
trong đô thị lớn là TP.HCM. Khoan đề cập đến nỗi lo ảnh hưởng chỉ số giá hay lạm
phát, chúng ta hãy nghĩ đến những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ việc tác
động hay ảnh hưởng này. Hoàn toàn thống nhất quan điểm của lãnh đạo TP.HCM, bởi
ai cũng hiểu được đây là việc vô cùng cần thiết và mang giá trị nhân văn cao cả.
Một quyết sách, nhất thiết phải nghĩ đến đối tượng bị chi phối mà đối tượng
chính ở đây là bệnh nhân với đa số dân nghèo, người nhập cư không nhà, không hộ
khẩu, sống nay đây mai đó, nhất là không có tên trong danh sách hộ nghèo của
TP.HCM để hưởng chính sách…Chính đây là những đối tượng sẽ phải chịu ảnh hưởng
nhiều nhất và khốn khó nhất.
Thực tế cho thấy thấy, một trong những gánh nặng lớn trong cuộc sống của người
dân là gánh nặng y tế, bệnh tật, chi phí thuốc men. Đón nhận thông tin này trong
mấy ngày qua, chắc chắc rằng, cử tri TP.HCM rất vui với quyết định mang "hơi thở
từ cuộc sống" của UBND TP.HCM. Hơn ai hết, người nghèo, dân nhập cư dù tất bật
mưu sinh cũng “thở phào” nhẹ nhõm, hân hoan trước quyết sách hợp lòng dân./.