Bệnh đau dạ dày (đau bao tử) là hiện tượng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương không được chữa trị dẫn đến viêm loét. Người bệnh thường gặp những cơn đau bao tử kéo dài, thường xuyên vào ban đêm và rạng sáng. Đặc biệt, 3 vùng thường cảm nhận rõ nhất cơn đau là vùng thượng vị, vùng bụng giữa và vùng bụng bên trái. Nếu đau dạ dày không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
1. Các yếu tố dễ gây đau dạ dày
Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày (Nguồn:Internet)
Theo các nhà khoa học xác định, những yếu tố gây nên bệnh đau dạ dày đều do thói quen sinh hoạt không phù hợp sau đây.
1.1 Thói quen ăn uống
Những người có thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn không đúng giờ, để bụng quá đói mới ăn hoặc ăn một lúc quá nhiều lượng thức ăn làm dạ dày tiêu hóa không kịp, là nguyên nhân chính gây nên bệnh đau dạ dày.
Bên cạnh đó, các loại thực phẩm khô cứng và cay nóng nếu thường xuyên dung nạp vào cơ thể khiến dạ dày không hấp thu được cũng có nguy cơ gây đau dạ dày rất cao. Hơn hết, đồ ăn tái sống, không ăn chín uống sôi cũng tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công vào dạ dày gây đau.
Xem thêm: Nếu không giải quyết những nguyên nhân này, viêm dạ dày tá tràng rất dễ tái phát nhiều lần
1.2 Môi trường sống
Những người sống trong môi trường ô nhiễm bụi bẩn, khói thuốc và các hóa chất độc hại có trong nguồn nước sinh hoạt hàng ngày dễ bị đau dạ dày do vi khuẩn xâm nhập. Hoặc sống trong môi trường có độ ẩm thấp, nhiều nấm mốc và siêu vi trùng sinh sản cũng là nguyên nhân khiến dạ dày dễ bị tổn thương gây đau.
1.3 Sinh hoạt hàng ngày
Đối với những người có thói quen sinh hoạt hàng ngày thường xuyên thức khuya dậy sớm, ngủ không đủ giờ cũng có nguy cơ đau dạ dày cao. Ngoài ra, thường xuyên hút thuốc hay sử dụng các chất kích thích như rượu, bia cũng là khiến tỷ lệ mắc bệnh đau dạ dày rất cao.
2. Nguyên nhân đau dạ dày
Có thể nói bệnh đau dạ dày là một trong những bệnh mà rất nhiều người Việt mắc phải. Dưới đây là các nguyên nhân đau dạ dày mà bạn nên biết.
2.1 Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)
80% người mắc bệnh đau dạ dày này là do sự ảnh hưởng của các vi khuẩn HP. Trong những người mắc bệnh do vi khuẩn HP thì có 25% số người đã nhiễm khuẩn HP nhưng chưa bị loét dạ dày cho đến khi con người bắt đầu những thói quen xấu như là hút thuốc lá, uống rượu bia,... Đây đều là những môi trường sinh trưởng tốt cho loại vi khuẩn này sinh trưởng.
Nguyên nhân đau dạ dày là do vi khuẩn HP (Nguồn:Internet)
Xem thêm: Đây là lý do vì sao đau bao tử và nhiễm vi khuẩn HP cứ tái phát nhiều lần
2.2 Lạm dụng thuốc tân dược quá liều
Nhờ ưu điểm tiện lợi và hồi phục nhanh chóng của các loại thuốc Tây, nhiều người thường ưu tiên lựa chọn các loại thuốc này hơn. Những loại thuốc Tây thường dùng là thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều sẽ có thể tiêu diệt hoàn toàn các vi lợi khuẩn trong dạ dày. Đồng thời, những loại thuốc này cũng góp phần làm giảm lượng chất nhầy bảo vệ dạ dày, từ đó gây ra căn bệnh đau dạ dày.
2.3 Căng thẳng thần kinh, stress
Ngoài ra, căng thẳng thần kinh hay stress cũng là một trong ba nguyên nhân đau dạ dày mà bạn nên phòng ngừa. Theo các nhà nghiên cứu, não bộ và hệ tiêu hóa có mối liên quan, ảnh hưởng lẫn nhau, đặc biệt là với dạ dày của chúng ta. Khi dây thần kinh căng thẳng, dạ dày tăng tiết axit trong khi lượng thức ăn đưa vào vẫn không thay đổi, phần axit dư ra trong quá trình tiêu hóa sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Đồng nghĩa với việc, dạ dày sẽ bị phá vỡ lớp nhầy bảo vệ, từ đó dẫn đến đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng,…
Mặc dù có nhiều nguyên nhân đau dạ dày từ chủ quan và khách quan khác nhau, song để phòng ngừa căn bệnh này bạn nên lựa chọn lối sống và thói quen lành mạnh. Ngoài ra, khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh đau dạ dày, bạn nên thăm khám và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.