Tiêu điểm: Nhân Humanity

4 cách khắc phục cơn đau răng tại nhà khi không thể đến nha sĩ

(VOH) - Đau nhói ở răng và nướu có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn bị sâu răng. Nhưng có lúc bạn không thể đến nha sĩ, vì vậy dưới đây là vài biện pháp khắc phục tại nhà an toàn để giảm đau răng.

Súc miệng bằng nước muối ấm

Súc miệng nước muối ấm giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm viêm và thúc đẩy quá trình chữa bệnh, Jennifer Jablow, DDS, một nha sĩ ở New York cho biết.

Dưới đây là hướng dẫn từng bước về cách súc miệng bằng nước muối ấm để giảm đau răng:

  • Pha 1 nửa muỗng muối vào một cốc nước ấm (khoảng 180ml đến 240ml).
  • Khuấy cho muối hòa tan.
  • Ngậm nước muối và súc liên tục trong khoảng 20 đến 30 giây (không nuốt).
  • Nhổ ra và lặp lại một đến hai lần.

Thoa kem đánh răng loại dành cho răng nhạy cảm sau khi đánh răng

Kem đánh răng nhạy cảm được thiết kế để giúp giảm đau răng nói chung và có thể được sử dụng như là một cách điều trị tại chỗ cho răng đau. Sau khi bạn đánh răng xong, bạn bôi một ít kem đánh răng dùng cho răng nhạy cảm xung quanh răng đau hoặc nhạy cảm. Làm điều này hai lần một ngày giúp giảm đau ở răng và nướu xung quanh.

Sử dụng dầu đinh hương

Tinh dầu đinh hương có thể xem như là một chất gây tê tự nhiên làm dịu cơn đau. Nhẹ nhàng nhúng miếng bông gòn vào tinh dầu đinh hương (một lượng nhỏ), giữ miếng bông gòn tại vị trí răng đau trong khoảng 5-10 phút hoặc cho đến khi bạn cảm thấy đỡ đau hơn.

Uống thuốc giảm đau

Ibuprofen (Advil) và Acetaminophen (Tylenol) thực sự hoạt động tốt trong việc kiểm soát cơn đau răng, và bán sẵn tại các cửa hiệu thuốc. Ibuprofen là một chất chống viêm và Tylenol là thuốc giảm đau. Bạn có thể gọi cho nha sĩ để được hướng dẫn cách dùng thuốc, hoặc xem hướng dẫn trên nhãn thuốc.

Nguyên nhân gây ra đau răng

Nếu bạn đang bị đau răng, điều quan trọng là phải giải quyết và điều trị nguyên nhân cơ bản. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), đau răng có thể là do các nguyên nhân sau:

  • Sâu răng: Một lỗ sâu răng xảy ra là kết quả của mảng bám từ sự tích tụ thức ăn và vi khuẩn trong răng của bạn.
  • Bệnh nướu răng: Nhiễm trùng ở các mô nướu xung quanh răng của bạn.
  • Áp xe: Nhiễm trùng ở răng do nứt, bệnh nướu hoặc sâu răng.
  • Răng mọc lệch: Răng bị nén chặt vào xương hàm, nên không mọc qua lợi một cách bình thường.

Các nguyên nhân khác gây đau răng như ngã làm chấn thương răng, nhiễm trùng xoang hoặc tích tụ thức ăn giữa các răng. Ngoài ra có thể do kích thích từ thần kinh, tức là tủy răng, phần mềm ở trung tâm của răng chứa dây thần kinh của răng, bị kích thích, dẫn đến đau răng.

Khi nào bạn nên đến nha sĩ?

Hãy đi đến gặp nha sĩ nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau đây, ngoài đau và đau nhói nói chung:

  • Sưng tấy
  • Mủ
  • Sốt

Các dấu hiệu nhiễm trùng khác như chảy máu, cực kì nhạy cảm với nhiệt độ nóng lạnh, hoặc mùi hôi trong miệng.

Chủ quan với triệu chứng áp xe răng, bạn có nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm: bỏ răng, áp xe não…: Bạn có biết: áp xe chân răng là biến chứng của nhiễm trùng chóp răng và sự phá hủy của các mô quanh răng.
Mẹo dân gian chữa viêm nướu răng cực đơn giản và hiệu quả, hết đau nhanh chóng: Nếu không chủ động chữa viêm nướu răng sớm, bạn có nguy cơ phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề về sức khỏe.
Bình luận