Ăn chay cũng có thể sử dụng tảo bẹ - “dầu cá” giúp hạ huyết áp và mỡ máu

VOH - Dầu cá là chiết xuất chất béo của cá biển sâu. Tảo bẹ cũng đến từ đại dương trù phú, vì vậy tảo bẹ không chỉ giàu i-ốt mà còn giàu selen. Đây là loại ”dầu cá” dành riêng cho người ăn chay!

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, tảo bẹ chứa nhiều chất xơ và khoáng chất như i-ốt, selen và canxi, đồng thời chứa axit béo không bão hòa đa EPA và DHA (axit béo omega-3). Đây là loại ”dầu cá” dành riêng cho người ăn chay!

Tảo bẹ được xem như là ”dầu cá” dành riêng cho người ăn chay
Tảo bẹ được xem như là ”dầu cá” dành riêng cho người ăn chay - Ảnh: Ilong-termcare

Nói đến dầu cá, do giàu axit béo không bão hòa EPA và DHA nên nó còn có tác dụng kháng viêm, hạ mỡ máu, chống huyết khối, hạ huyết áp, nâng cao khả năng miễn dịch, bảo vệ thị lực, tăng cường trí nhớ, cải thiện chứng trầm cảm và ngăn ngừa ung thư. Cho nên, nó đã trở thành một trong những thực phẩm cực tốt cho sức khỏe không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại.

Đối với người ăn chay, dù thấy nó có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng chỉ biết đứng “nhìn biển thở dài”, không thể bổ sung dinh dưỡng qua dầu cá.

Jamie Oliver, một đầu bếp người Anh cho biết, một điều may mắn, tảo bẹ chứa nhiều chất xơ và khoáng chất như iốt, selen và canxi, đồng thời chứa axit béo không bão hòa đa EPA và DHA, đây là loại “dầu cá” tuyệt vời dành riêng cho người ăn chay!

Theo “Sách dược liệu”, tảo bẹ có thể chữa các bệnh về sỏi mật và công dụng của nó cũng giống như rong biển. Đông y tin rằng, tảo bẹ có công dụng giảm đàm (đờm) và hen suyễn, thúc đẩy quá trình bài tiết nước và ẩm thấp trong cơ thể, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thấp, loại bỏ chất béo và hạ huyết áp, giảm mỡ máu……

Nếu gặp các vấn đề khác như ăn uống khó tiêu, tiểu ít, ho, phù thũng, huyết áp cao……mọi người cũng có thể bổ sung thêm nhiều tảo bẹ trong bữa ăn, để cải thiện các triệu chứng trên.

Tảo bẹ có tính “hàn”. Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên ăn nhiều tảo bẹ
Tảo bẹ có tính “hàn”. Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên ăn nhiều tảo bẹ - Ảnh: Ilong-termcare

Kayoko Adachi, chuyên gia dinh dưỡng người Nhật Bản giải thích rằng, dầu cá là chiết xuất chất béo của cá biển sâu. Trong khi đó, tảo bẹ cũng đến từ đại dương trù phú, vì vậy tảo bẹ không chỉ giàu i-ốt mà còn giàu selen.

Selen có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các mô và màng tế bào khỏi tổn thương bởi oxy hóa, giúp ngăn ngừa ung thư và các tác hại khác, đồng thời có thể trao đổi chất với i-ốt để duy trì sự cân bằng của hệ thống miễn dịch và chuyển hóa năng lượng.

Ngoài ra, tảo bẹ còn chứa nhiều loại vitamin nhóm B, canxi, sắt, arginine (hay là arginine) và các chất dinh dưỡng khác. Do đó, những người ăn chay có thể sử dụng nhiều tảo bẹ hơn, để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và giảm lượng đường trong máu, giảm lipid máu (mỡ máu) và hạ huyết áp!

Tuy nhiên, theo Đông y, tảo bẹ có tính “hàn”, người có “tỳ vị hư hàn” không nên ăn nhiều tảo bẹ, phụ nữ có thai và đang cho con bú cũng nên chú ý liều lượng ăn vào.

Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, nên nấu tảo bẹ với các nguyên liệu có tính “ấm” chẳng hạn như hành, gừng, tỏ… để giảm bớt tính “hàn” của tảo bẹ.

Những người ăn chay cũng có thể cân nhắc tảo bẹ kết hợp nấu với các loại loại thức phẩm chứa protein như trứng, đậu hủ… không chỉ giúp cân bằng dinh dưỡng mà còn là món ăn chay rất ngon miệng.