Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Bác sĩ chia sẻ cách chữa nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ

( VOH ) - Nếu không muốn gặp phải những hậu quả nặng nề của nhiễm trùng tiểu thì bạn nên biết đến cách điều trị được bác sĩ Đông y chia sẻ dưới đây.

Câu hỏi của thính giả:

Chào bác sĩ!

Năm nay tôi 58 tuổi, tôi bị nhiễm trùng tiểu và đã điều trị nhưng không hết. Tôi đã điều trị nhiều nơi và cũng có đến cơ sở y học cổ truyền để châm cứu nhưng bệnh vẫn không khỏi. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi cách chữa hiệu quả hơn.

PGS.TS Bác sĩ Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) tư vấn:

Chào chị!

Theo như chị chia sẻ thì chị bị nhiễm trùng tiểu và đã điều trị nhiều nơi nhưng tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt vẫn còn. Theo tôi, năm nay chị 58 tuổi thì có lẽ chị đang trong giai đoạn mãn kinh. Thực tế, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh rất dễ bị nhiễm trùng tiểu.

bac-si-chia-se-cach-chua-nhiem-trung-tieu-o-phu-nu-voh

Nữ giới có tỉ lệ mắc nhiễm trùng tiểu cao hơn nam giới (Nguồn: Internet)

Thậm chí, không nằm trong giai đoạn này thì phụ nữ cũng rất dễ bị nhiễm trùng tiểu hơn nam giới. Điều này được giải thích là do bộ phận sinh dục của phụ nữ có 3 vị trí gần nhau là lỗ âm đạo, lỗ tiểu và hậu môn. Nếu vấn đề vệ sinh không được chú ý cẩn thận thì sẽ dễ làm lây nhiễm qua lại. Đặc biệt, nếu trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, âm đạo bị khô nhiều thì nguy cơ bị nhiễm trùng tiểu càng tăng cao.

Bên cạnh đó, ở phụ nữ rất thường gặp hội chứng bàng quang thần kinh và hội chứng bàng quang kích thích. Khi nước tiểu vừa xuống, chưa trữ nhiều cũng sẽ kích thích người bệnh buồn tiểu. Khi đi tiểu sẽ có cảm giác tiểu buốt, hơi rát và khó chịu.

Khi chị điều trị nhiễm trùng tiểu bằng thuốc kháng sinh quá nhiều sẽ dẫn đến nhờn thuốc và trong những lần uống thuốc kế tiếp sẽ không còn hiệu quả nữa. Đây có thể là lý do mà chị điều trị nhiều nơi nhưng vẫn không khỏi.

Theo như chị chia sẻ thì chị cũng đã đi châm cứu, nhưng theo tôi, châm cứu chỉ hỗ trợ chữa các vấn đề bí tiểu, tiểu khó. Đối với nhiễm trùng tiểu, hội chứng bàng quang kích thích thì chị nên sử dụng thuốc Đông y. Bởi thuốc Đông y không chỉ vừa bổ thận mà còn giúp làm mất đi triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt mà chị đang gặp phải. Hơn nữa, ngoài cơ chế tác động như thuốc kháng sinh thì thuốc Đông y còn tạo lập lại sự cân bằng cho cơ thể, giúp chị có sức đề kháng để đẩy lùi bệnh tật.

Do đó, chị nên đến các cơ sở Y học cổ truyền và xin thầy thuốc cho chị được điều trị bằng thuốc Đông y. Các thầy thuốc sẽ bắt mạch để chẩn đoán xem chị rơi vào thể bệnh nào và chỉ định bài thuốc phù hợp với cơ địa của chị.

Bạn có thể nghe lại chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thị Bay tại audio bên dưới:

Bình luận