Bệnh tả ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

(VOH) - Trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh tả do có hệ miễn còn dịch non yếu. Vì thế, việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng để có thể điều trị và phòng ngừa bệnh là vô cùng cần thiết.

1. Khái niệm bệnh tả ở trẻ em

Bệnh tả là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn (vi trùng) Vibrio cholerae gây ra. Trẻ có thể bị bệnh tả nếu ăn thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm vi khuẩn.

Bệnh tả là một vấn đề sức khỏe ở nhiều nước đang phát triển. Nó chủ yếu được tìm thấy ở Châu Phi, Nam Á và vùng Caribê (Haiti và Cộng hòa Dominica). Hiếm gặp ở các nước phát triển như Mỹ, tuy nhiên đã có một số vụ bùng phát ở Mỹ. 

2. Nguyên nhân gây ra bệnh tả ở trẻ em

Vi khuẩn tả gây bệnh tả thường được tìm thấy trong các nguồn cung cấp nước không sạch do việc xử lý phân không hợp vệ sinh. Bệnh tả hiếm khi truyền từ người này sang người khác. Nó thường lây lan khi uống nước hoặc qua ăn uống.

benh-ta-o-tre-em-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-ngua-voh

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tả ở trẻ em (Ảnh minh họa)

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tả ở trẻ em, đó là:

2.1 Ăn uống không hợp vệ sinh

Bệnh cảm tả ở trẻ em có thể gặp khi trẻ ăn uống thực phẩm bị nhiễm khuẩn Vibrio-Cholerae. Nếu cha mẹ cho trẻ ăn uống không đúng cách, thực phẩm mất vệ sinh, thức ăn ôi thiu, nấu chưa chín hoặc trái cây bị ô nhiễm, ăn quá nhiều hoặc quá ít...) sẽ khiến cơ thể trẻ không thích ứng kịp với các loại thức ăn ấy, lúc này bệnh thổ tả ở trẻ em sẽ xuất hiện.

2.2 Thời tiết thay đổi

Bệnh cảm tả ở trẻ em thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi khiến trẻ dễ bị cảm lạnh, khiến chức năng ruột bị rối loạn. Khi thời tiết nắng nóng đột ngột, các axit trong dạ dày và men tiêu hóa sẽ tiết ít hơn, điều này cũng khiến trẻ bị tiêu chảy.

2.3 Sử dụng kháng sinh

Đối với những trẻ uống kháng sinh trong thời gian dài để điều trị bệnh lý nào đó, gây nên tình trạng rối loạn vi khuẩn đường ruột. Trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng hệ tiết niệu và gây nên tình trạng tiêu chảy. 

3. Các triệu chứng bệnh tả ở trẻ em là gì?

Hầu hết trẻ em mắc bệnh tả đều có biểu hiện khó chịu ở mức độ nhẹ đến trung bình. Trường hợp xấu hơn có thể gây ra nôn mửa và tiêu chảy ra nước, được gọi là "phân nước gạo". Những triệu chứng này có thể dẫn đến mất nước.

benh-ta-o-tre-em-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-ngua-1-voh

Trẻ em mắc các triệu chứng đều có biểu hiện khó chịu ở mức độ nhẹ đến trung bình (Ảnh minh họa)

Các dấu hiệu và triệu chứng gây bệnh tả ở trẻ có thể bao gồm:

  • Nhịp tim rất nhanh
  • Màng nhầy khô
  • Huyết áp rất thấp
  • Chuột rút cơ bắp

Nếu không được điều trị, tình trạng mất nước nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc và tử vong. Những người có hệ thống miễn dịch kém sẽ có nguy cơ tử vong do nhiễm trùng cao hơn.

4. Các biến chứng của bệnh tả ở trẻ em gây ra

Một trong những biến chứng phổ biến nhất của bệnh tả ở trẻ em đó là hạ đường huyết. Khi đó, trẻ sẽ bị mất sức vì đi ngoài nhiều lần. Hơn nữa, trẻ không dung nạp được thêm thức ăn. Từ đó, trẻ bị giảm lượng glucose trong máu, dẫn đến lượng đường trong máu bị hạ thấp hơn bình thường và có thể gây nên tình trạng co giật.

Ngoài ra, bệnh dịch tả ở trẻ có thể dẫn đến những trường hợp hạ thấp lượng kali trong máu. Khi trẻ đi ngoài nhiều lần sẽ bị mất đi một lượng lớn kali và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bởi kali giúp cho hệ thần kinh của trẻ hoạt động tốt, nếu kali bị hạ thấp sẽ khiến trẻ gặp trở ngại trong chức năng thần kinh tim.

Những biến chứng từ bệnh tả có thể sẽ vô cùng nguy hiểm, khiến cơ thể trẻ mất một lượng chất lỏng và chất điện giải nhanh chóng, tăng tình trạng tử vong cao.

5. Chẩn đoán và điều trị bệnh dịch tả ở trẻ em

Quá trình chẩn đoán bệnh dịch tả ở trẻ, cha mẹ cần dựa vào những điều sau:

  • Dịch tễ, kiểm tra xem bệnh nhân có tiếp xúc với nguồn lây trong thời gian có dịch
  • Xét nghiệm lâm sàng: 3 triệu chứng điển hình đó là phân lỏng có tính chất phân tả, trẻ bị nôn, mất nước điện giải.
  • Tiếp theo, xét nghiệm phân để phân lập vi khuẩn tả.

Vấn đề cần lưu ý khi điều trị bệnh tả cho trẻ em là cha mẹ cần nhanh chóng bù lại lượng nước và chất điện giải cho trẻ. Thực hiện diệt khuẩn bằng kháng sinh cho trẻ, sau đó đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa để được chăm sóc, chẩn đoán kỹ hơn.

Về mặt dinh dưỡng, cha mẹ cần chú ý bổ sung cho trẻ trong thời gian này. Nếu trẻ đang bú mẹ hãy tiếp tục cho trẻ bú. Với trẻ đã ăn dặm, mẹ hãy chế biến thức ăn loãng hơn để trẻ ăn dễ dàng hơn, đồng thời, cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trong trường hợp nghiêm trọng, cần lập tức chuyển trẻ lên các bệnh viện tuyến trên để được điều trị kịp thời.

6. Cha mẹ cần làm gì để ngăn ngừa bệnh tả ở trẻ em?

Một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tả là rửa tay cho trẻ thường xuyên.

benh-ta-o-tre-em-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-ngua-2-voh

Nên làm gì để phòng bệnh tả ở trẻ em? (Ảnh minh họa)

Nếu bạn đang đi du lịch trong một khu vực thường xảy ra bệnh tả, chỉ sử dụng nước đã được đun sôi hoặc khử trùng bằng hóa chất để:

  • Uống hoặc pha đồ uống như trà hoặc cà phê
  • Đánh răng
  • Rửa mặt và tay
  • Rửa dụng cụ ăn uống và dụng cụ chế biến thức ăn
  • Rửa bề mặt của hộp thiếc, lon và chai chứa thực phẩm hoặc đồ uống
  • Không cho trẻ ăn hoặc uống các loại thức ăn, đồ uống không rõ nguồn gốc. Bất kỳ thực phẩm sống nào cũng có thể bị ô nhiễm, bao gồm:
  • Trái cây, rau và salad rau xanh
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng
  • Thịt sống
  • Động vật có vỏ
  • Bất kỳ loài cá nào được đánh bắt ở các rạn san hô nhiệt đới chứ không phải ở đại dương.

Hiện nay, chưa có loại vắc xin nào có thể phòng ngừa bệnh tả ở trẻ em hiệu quả. Chính vì vậy, việc ngăn ngừa phơi nhiễm là điều rất quan trọng mà cha mẹ có thể làm. Hãy bảo vệ trẻ bằng những biện pháp chúng tôi nêu trên đây. Chúc gia đình bạn sức khỏe!