Chờ...

Bệnh trĩ có di truyền không? Đối tượng nào dễ mắc bệnh trĩ nhất?

(VOH) – Nhịp sống hiện đại khiến tỷ lệ người mắc bệnh trĩ ngày càng tăng lên 1 cách nhanh chóng. Liệu ai sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ nhiều nhất và bệnh này có di truyền không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh trĩ là một bệnh lý về tiêu hóa đang ngày càng trở nên phổ biến và trẻ hóa. Một số triệu chứng khi bị bệnh trĩ có thể kể đến như: chảy máu khi đi đại tiện, ngứa ngáy, đau rát ở hậu môn,... Những triệu chứng này không chỉ gây khó chịu, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống sinh hoạt, khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi. 

Mặc dù nghe qua thì trĩ có vẻ là căn bệnh khá quen thuộc, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu hết về nó. Chưa kể, đây là bệnh của vùng nhạy cảm nên nhiều người thường ngại đi khám, đến khi bệnh nặng hoặc có biến chứng thì sẽ càng nguy hiểm hơn. Để có thể hiểu hơn về bệnh trĩ, đầu tiên hãy cùng tìm hiểu xem đối tượng nào dễ mắc bệnh trĩ nhất nhé!

Bệnh trĩ có di truyền không? Đối tượng nào dễ mắc bệnh trĩ nhất?
Bệnh trĩ ngày càng trở nên phổ biến và có thể xảy ra với bất cứ ai nếu sinh hoạt không lành mạnh.

Bệnh trĩ thường xuất hiện ở người thuộc độ tuổi nào?

Theo các thống kê từ chuyên gia trước đó, bệnh trĩ thường xuất hiện phổ biến nhất ở người trung niên, người già từ 45 đến 65 tuổi. Nguyên nhân là vì ở độ tuổi này, cơ thể họ sẽ bắt đầu lão hóa, các cơ quan chức năng cũng sẽ bắt đầu suy giảm, bao gồm cả hệ tĩnh mạch. Khi hệ tĩnh mạch tại hậu môn suy yếu cũng chính là cơ hội để bệnh trĩ xuất hiện và “tấn công”. Chưa kể là với người lớn tuổi, hệ thống xương khớp cũng không còn được khỏe, khiến cho việc vận động bị hạn chế, tạo điều kiện cho bệnh trĩ phát triển. 

Tuy nhiên, có 1 điều đáng buồn là trong những năm gần đây, độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh trĩ đang ngày càng trẻ hóa. Nhiều người trẻ từ 20 đến 40 đang ở độ tuổi dẻo dai, sung sức nhưng cũng không may mắc phải căn bệnh này. Nguyên nhân là vì trong quá trình làm việc, nhiều người chỉ ngồi 1 chỗ, ít vận động và còn ăn nhiều loại thức ăn nhanh, uống bia rượu nên nguy cơ mắc bệnh trĩ sẽ càng tăng cao.

Không chỉ có người lớn, đôi khi trẻ em cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh trĩ nếu không được ăn uống điều độ, vận động hợp lý. Cụ thể, nhiều trẻ nhỏ thường không thích có rau xanh trong khẩu phần, dẫn đến việc cơ thể bị thiếu chất xơ. Ngoài ra, trong xã hội ngày nay, nhiều bé thường sẽ chọn sử dụng các thiết bị điện tử để giải trí hơn ra vận động ngoài trời. Đây cũng được xem là 1 nguyên nhân gây ra nguy cơ mắc bệnh trĩ ở trẻ em.

Bệnh trĩ có di truyền không? Đối tượng nào dễ mắc bệnh trĩ nhất?
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ đang ngày càng trẻ hóa. (Ảnh minh họa: internet)

Những đối tượng nào thường có nguy cơ mắc bệnh trĩ?

Bên cạnh tuổi tác thì công việc, cuộc sống hằng ngày cũng chính là nguyên nhân quan trọng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Dưới đây chính là những đối tượng rất dễ gặp phải căn bệnh này.

Phụ nữ có thai

Một điều đáng buồn là phụ nữ có thai lại là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao nhất. Nguyên nhân đầu tiên chính là vì trong quá trình mang thai, áp lực bụng tăng cao, sự chèn ép của tử cung sẽ làm cho chùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra. Hậu quả của quá trình này là tình trạng bí đại tiện, hậu môn bị nứt khiến thai phụ mắc bệnh trĩ. 

Ngoài ra, việc thiếu thận động cũng như chế độ ăn uống thiếu chất xơ, thừa canxi và sắt trong quá trình mang thai, rất dễ bị táo bón cũng là nguyên nhân dễ gây ra bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai.

Nhân viên văn phòng hay ngồi nhiều, ít vận động

Việc tỉ lệ người trẻ mắc bệnh trĩ đang ngày càng tăng cao là một thực trạng đáng báo động trong xã hội ngày nay. Trong đó, chiếm tỉ lệ cao nhất chính là những người đang làm công việc văn phòng. Nguyên nhân và vì tính chất công việc, họ thường chỉ ngồi yên một chỗ và ít vận động, từ đó làm tăng áp lực tĩnh mạch phần dưới trực tràng, gây nên bệnh trĩ. 

Bên cạnh đó, vì khối lượng công việc mà nhiều người còn quên luôn cả việc ăn uống. Khẩu phần ăn thiếu rau xanh và không nạp đủ lượng nước cần thiết cũng chính là thủ phạm hàng đầu gây nên căn bệnh này đấy!

Tài xế lái xe

Tài xế cũng là một đối tượng có nguy cơ cao dễ bị mắc bệnh trĩ. Lý do cũng chính là vì họ phải ngồi lâu 1 chỗ và ít vận động, khiến cho lượng máu lưu thông đến hậu môn bị ảnh hưởng và gây ra bệnh trĩ. 

Ngoài ra, việc lái xe đường dài đôi khi cũng khiến nhiều tài xế phải nhịn đi đại tiện. Từ đó mà họ sẽ mất dần phản xạ, ảnh hưởng đến nhịp điệu và tần suất đại tiện, gây táo bón thường xuyên và cuối cùng là bệnh trĩ. 

Bệnh trĩ có di truyền không? Đối tượng nào dễ mắc bệnh trĩ nhất?
Tài xế cũng là một đối tượng dễ bị bệnh trĩ. (Ảnh minh họa: internet)

Người hay bị táo bón

Tình trạng táo bón kéo dài liên tục cũng chính là nguyên nhân khiến cho búi trĩ hình thành và sa ra ngoài. Khi bị táo bón, phân sẽ rơi vào tình trạng khô cứng, mỗi lần đi vệ sinh phải rặn nhiều, gây áp lực xuống vùng hậu môn trực tràng. Điều này sẽ khiến chúng bị dãn nở quá mức, lâu ngày sẽ làm tĩnh mạch bị mất trương lực, dẫn đến bệnh trĩ.

Bệnh trĩ có di truyền không?

Đây có lẽ cũng chính là câu hỏi khiến nhiều người vô cùng quan tâm, lo lắng. Nếu chúng ta vốn là người cẩn thận và sống rất lành mạnh, nhưng vì trong gia đình có người mắc bệnh trĩ mà mình cũng bị di truyền thì sẽ thế nào? 

Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng vì trĩ là một căn bệnh không có tính di truyền. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh chính là vì thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh mà ra. 

Nếu trong cùng một gia đình lại có nhiều người cũng mắc bệnh trĩ, thì nguyên nhân chính là vì mọi người có cùng chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt giống nhau, nên việc cùng mắc bệnh cũng là điều có thể xảy ra. 

Bytripro - Giải pháp phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Trĩ là căn bệnh thường gặp và có thể xảy ra với bất cứ ai. Ở những giai đoạn đầu, bệnh trĩ thường không gây nguy hiểm, nhưng những triệu chứng của nó vẫn khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Đặc biệt, nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ rất dễ gây ra những biến chứng khó lường. 

Để phòng ngừa căn bệnh này, bạn nên thay đổi những thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh trước đó. Nên bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn và nạp đủ lượng nước mỗi ngày. Nếu tính chất công việc phải ngồi 1 chỗ, hãy cố gắng dành ra 1 khoảng thời gian ngắn để đi lại, nhằm giúp cho quá trình lưu thông máu được tốt hơn. 

Bên cạnh đó, việc sử dụng thực phẩm chức năng cũng là 1 cách ít tốn thời gian, công sức nhưng vẫn rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa, điều trị bệnh trĩ. Trong đó, sản phẩm Bytripro do Asia Pharma sản xuất được xem là “khắc tinh” của bệnh trĩ vì thành phần có chứa nhiều loại thảo dược tốt như: Diếp cá, hoa hòe, sinh địa, đương quy, hoàng liên, thăng ma, hoàng cầm, trắc bách diệp, chỉ xác, kim ngân hoa, bồ công anh, cam thảo, mè đen. Nhờ đó, thực phẩm chức năng Bytripro sẽ giúp hỗ trợ nhuận tràng, tăng sức bền thành mạch, giúp làm giảm nguy cơ và các triệu chứng của bệnh trĩ. 

Bệnh trĩ có di truyền không? Đối tượng nào dễ mắc bệnh trĩ nhất? 4

Dưới đây là những thông tin cần biết về sản phẩm Bytripro do Asia Pharma sản xuất:

Cách dùng: Ngày dùng 2 lần mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn. Dùng mỗi đợt 3-6 tháng.

Đối tượng sử dụng: Người trưởng thành

Lưu ý:

  • Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích (cà phê, thuốc lá, thức ăn, đồ uống chua cay, nóng).
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai. với những thai phụ không may bị mắc bệnh trĩ, tốt nhất nên được điều trị dựa trên hướng dẫn của các sĩ với những biện pháp an toàn cho thai nhi. 
  • Người đang sử dụng thuốc, điều trị bệnh tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Không dùng cho người có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Bệnh trĩ có di truyền không? Đối tượng nào dễ mắc bệnh trĩ nhất?
Sản phẩm Bytripro do Asia Pharma sản xuất. 

Sản phẩm hiện đang có mặt tại nhà thuốc Asia Pharma: số 2 đường 13, Khu phố 4, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM

• Các trang thương mại điện tử uy tín: Lazada, Tiki, Shopee, Sendo...

• Liên hệ tư vấn: 037 823 4466 - 077 823 4466

• Đặt hàng nhanh: 028 2223 4466 - 0797 114 499

• Truy cập website Asia Pharma https://asiapharma.com.vn/ để biết thêm thông tin chi tiết.

Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.