Bị đứt tay phải làm sao để mau lành?

Bị đứt tay tuy không cần cấp cứu nhưng nếu vết đứt sâu, không cầm máu được hoặc có dị vật trong vết đứt thì bạn cần biết cách chăm sóc vết thương để tránh nhiễm trùng.

Đứt tay là tai nạn dễ gặp trong đời sống. Việc không cẩn thận trong lúc dọn dẹp, nấu nướng hay chơi thể thao sẽ dễ bị đứt tay hay đứt gân tay. Khi đó, bạn cần biết cách cầm máu và chăm sóc vết thương tại chỗ để tránh bị mất máu cũng như nhiễm trùng vết thương.

Bị đứt tay nên làm gì?

Để ngăn chặn nguy cơ chảy nhiều máu hoặc nhiễm trùng, khi bị đứt tay bạn nên làm những việc sau đây:

bi-dut-tay-lam-gi-de-mau-lanh-voh-1

Bị đứt tay bao lâu thì lành? (Nguồn: Internet)

  1. Rửa tay sạch bằng xà phòng

Việc này giúp loại bỏ vi trùng đang ở trong hoặc bám xung quanh vết thương.

  1.  Sử dụng oxy già

Sau bước rửa tay, bạn nhỏ vài giọt oxy già trực tiếp lên vết thương để loại trừ vi trùng, vi khuẩn một lần nữa. Oxy già có thể khiến bạn có cảm giác bị rát nhưng nó có tác dụng sát khuẩn rất tốt.

  1.  Lau khô khu vực xung quanh vết thương

Dùng khăn mềm sạch hoặc giấy khô để lau khô vùng nước ẩm xung quanh vết thương. Bạn không nên lau trực tiếp lên vết thương vì điều đó sẽ làm bạn đau đớn. Việc lau khô xung quanh vết thương sẽ giúp bạn băng bó vết đứt dễ dàng hơn.

  1.  Sử dụng thuốc mỡ

Bôi một chút thuốc mỡ có tác dụng sát trùng vào chỗ bị thương để làm dịu vết thương, đồng thời giúp vết thương mau lành hơn. Để chọn mua loại thuốc này, bạn nên tham khảo ý kiến của dược sĩ.

  1.  Dùng băng y tế băng vết thương lại

Đặt băng cẩn thận lên vết thương và phải chắc chắn rằng phần đệm của băng dán nằm bao trọn vết thương để vi trùng không có cơ hội thâm nhập. Sau đó dùng tay nhẹ nhàng dán băng lại cho kín.

Với cách làm này, vết thương sẽ nhanh chóng lành lại sau 1 – 2 ngày.

 Bị đứt tay sâu nên làm gì?

bi-dut-tay-lam-gi-de-mau-lanh-voh-2

Khi bị đứt tay sâu, chảy nhiều máu bạn cần đến bệnh viện để nhân viên y tế kiểm tra (Nguồn: Internet)

Nếu bị đứt tay sâu, chảy nhiều máu, gây đau đớn và nhức thì bạn phải chú ý vệ sinh vết thương và sơ cứu ban đầu. Sau đó băng bó cơ bản rồi đến bệnh viện để y tá, bác sĩ rửa lại vết thương, đồng thời xem xét tình trạng đứt để xác định có khâu hay không.

Trên thực tế, có một số trường hợp bị đứt tay nặng cần phải khâu lại để đảm bảo an toàn. Sau khi khâu vết thương phải tuân thủ nghiêm ngặt quá trình chăm sóc, vệ sinh để vết thương nhanh khỏi.

Ngoài ra, nếu muốn vết thương mau lành thì bạn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo cần thiết cho cấu trúc mô hạt và mô liên kết.

Lưu ý: Bạn cần thay băng vết thương ít nhất mỗi ngày 1 lần để giữ cho vết thương sạch sẽ. Đồng thời, bạn cũng cần thay băng ngay khi nó bị ướt hoặc dính bụi bẩn.

Đề phòng đứt tay bằng cách:
- Khi làm việc nên tập trung không nên phân tâm.
- Nếu cắt hay gọt nên chọn cách cầm dao, kéo sao để không gây thương tích nếu quá tay.
- Không nên chọn dao, kéo quá sắc dẫn đến vết thương sâu.

Tài liệu tham khảo:

Trang suckhoedoisong.vn, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế.

Hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ sau sinh chuẩn nhất: Khi sinh thường các mẹ cần phải chăm sóc rất kĩ lưỡng, sinh mổ các mẹ càng phải cẩn thận chăm sóc vết mổ hơn nữa.
Những cách đơn giản giúp da giảm sẹo: Nếu da bị thương, nó sẽ tạo thành một loại protein gọi là collagen để phục hồi vết thương.