Tìm hiểu về bọ xít hút máu
Bọ xít hút máu (hay còn gọi là bọ hôn, bọ ám sát...) có tên khoa học là Triatominae, là một phân họ côn trùng trong họ Reduviidae. Loại côn trùng này sông bằng máu của các loài động vật có xương sống, một số ít sống nhờ các động vật không xương sống. Bọ xít thường sống thành tổ. Chúng được tìm thấy nhiều ở châu Mỹ, một số ít ở châu Á, châu Phi và châu Úc.
Trong các loài bọ xít hút máu thì loài trong chi Triatoma chính là loài bọ xít hút máu người và cũng đã có mặt đồng loạt ở nhiều địa phương tại Việt Nam.
Bọ xít hút máu người thường dễ nhận biết hơn so với các loài bọ xít thông thường. Loài này có màu nâu sẫm, dài từ 1 – 3.5cm tùy thuộc vào con non hay con trưởng thành. Phần bụng bọ xít hút máu dẹp, có sọc vàng cam ở rìa thân.
Bọ xít hút máu người có màu nâu sẫm, dài từ 1 – 3.5cm, phần bụng dẹp, có sọc vàng cam ở rìa thân (Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet)
Vòi hút của loại bọ xít này thường ngắn, cong và chia thành 3 đốt rất khỏe. Đây cũng chính là thứ vũ khí mà chúng dùng để đốt (chích) và hút máu vật chủ.
Bọ xít hút máu người thường thường phát triển mạnh mẽ vào mùa hè. Chúng thích những nơi ẩm thấp, tăm tối nên những nơi như: dưới giường, đệm, tủ, các khe nứt, tốitrong nhà luôn là nơi trú ngụ lý tượng của loại côn trùng này. Chúng thường đẻ trứng trên thành giường ngủ, dưới các đống gỗ hay ở những khu vực ẩm thấp.
Trứng bọ xít hút máu người nhỏ, màu trắng ngà hay hồng nhạt, kích thước khoảng 1 – 1.5mm. Mỗi lứa, bọ xít cái đẻ 150 - 200 trứng. Sau khoảng 16 - 18 ngày, trứng sẽ nở ra bọ xít non và cá thể này sẽ lập tức hút máu người để sinh tồn.
Thông thường, bọ xít hút máu người sẽ hoạt động chủ yếu yếu vào ban đêm (1 – 3 giờ sáng). Chúng thường bị thu hút đặc biệt bởi mùi amoniac, axit cacboxylic từ da, tóc hay mồ hôi động vật.
Bọ xít hút máu người gây bệnh gì?
Theo các chuyên gia, hiện chưa có nghiên cứu khẳng định bọ xít hút máu người ở Việt Nam có khả năng truyền bệnh hay không. Tuy nhiên, trên thế giới thì lại có rất nhiều, điển hình nhất là ở châu Mỹ và châu Phi.
Chưa có nghiên cứu khẳng định bọ xít hút máu người ở Việt Nam có khả năng truyền bệnh hay không (Nguồn: Internet)
Hai căn bệnh đã được ghi nhận là do bọ xít hút máu người gây ra là:
-
Bệnh Chagas
Bệnh Chagas xảy ra ở Châu Mỹ. Bệnh được xác định lây từ động vật sang người qua vết đốt của loài bọ xít hút máu. Bệnh Chagas gồm có 2 thể: cấp tính và mạn tính.
- Thể cấp tính
Thời gian ủ bệnh từ 1 – 2 tuần sau khi bị bọ xít hút máu đốt. Tại vết đốt, nổi ban đỏ chai cứng và sưng kèm theo nổi hạch. Nếu ký sinh trùng vào niêm mạc mắt sẽ có các dấu hiệu là: phù nề không đau một bên mi mắt và mô quanh hốc mắt, tình trạng kéo dài khoảng 2 tháng.
Người bệnh cũng có các triệu chứng mệt mỏi, sốt cao, chán ăn, phù nề vị trí bị đốt, nổi hạch toàn thân. Đi thăm khám sẽ thấy gan, lá lách to.
Một triệu chứng hiếm gặp khác của bệnh Chagas là viêm cơ tim nặng, thế nhưng phần lớn người bệnh tử vong là do suy tim. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị viêm não, màng não.
- Thể mạn tính
Phần lớn những người bị bệnh Chagas thể cấp tính đều sẽ chuyển sang mạn tính. Thời gian đầu không có triệu chứng nhưng sau nhiều năm hay hàng chục năm bệnh sẽ có những triệu chứng rõ ràng hơn, đó là: loạn nhịp tim, viêm cơ tim và tắc nghẽn mạch máu. Một số bệnh nhân có thể bị viêm não, màng não lan tỏa có hoại tử và xuất huyết.
Người bệnh thường cảm thấy khó thở khi hít vào, nhất là trong lúc ngủ. Nhiều trường hợp bị viêm phổi, gầy yếu suy nhược, sụt cân, dễ bị bội nhiễm và có thể tử vong.
-
Bệnh ngủ
Đây là căn bệnh được phát hiện ở châu Phi. Bệnh ngủ do ký sinh trùng T.brucei gây ra, truyền cho người thông qua vết đốt của bọ xít hút máu người. Sau khi bị loại bọ xít này đốt, người bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh từ 3 ngày đến vài tuần hoặc lâu hơn.
Bệnh ngủ do bọ xít hút máu người gây ra thường có các triệu chứng như: nổi săn tại vết đốt. Đầu tiên là ban sẩn đỏ, sau đó thành nốt phỏng, xung quanh trắng, rất đau.
Bọ xít hút máu có thể khiến vùng da bị đốt nổi sẩn đỏ (Nguồn: Internet)
Bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ, đôi khi là sốt cao trên 40 độ C, sốt theo từng cơn, kèm theo chức nhức đầu, mất ngủ, đau khớp, sụt cân, thiếu máu. Thăm khám chuyên sâu sẽ thấy gan và lách to, phù tim mạch.
Sau 4 – 8 tiếng, người bệnh có biểu hiện gầy yếu, suy kiệt... Rối loạn tâm thần như có vẻ mặt buồn bã, lãnh đạm, ngủ gật ban ngày (nên gọi là bệnh ngủ) nhưng lại không ngủ yên giấc vào ban đêm và hay bị mê sảng.Tình trạng càng nặng, tình trạng ngủ không kiểm soát càng gia tăng, người bệnh có thể ngủ cả khi đang ăn.
Cách phòng chống bọ xít hút máu người
Mặc dù tại Việt Nam đã có rất nhiều ghi nhận về sự xuất hiện của loài bọ xít này ở nhiều địa phương trên cả nước. Vì thế, mọi người cần có các biện pháp phòng ngừa loại côn trùng nguy hiểm này bằng cách:
- Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, giường, tủ... sạch sẽ, khô ráo.
- Khi đi ngủ nên mắc màn cẩn thận để tránh sự xâm nhập của bọ xít.
- Có thể sử dụng hóa chất như Fendona 10SC, Icon 10, WP để tiêu diệt bọ xít và trứng của chúng, hoặc tiêu diệt bằng cách thủ công.
Các chuyên gia khuyến cáo, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị vết đốt của bọ xít hút máu người. Vì thế, khi bị loài bọ xít này đốt cách tốt nhất là nhanh chóng rửa sạch vết thương bằng xà phòng, không gãi vết thương và đến ngay các trung tâm da liễu để được thăm khám và điều trị.