Nhưng các bác sĩ cho biết nếu như mọi người cứ “cố tình” làm sạch da quá kỹ hoặc sử dụng nước hoa để khử mùi khó chịu này thì hãy cẩn thận, đôi khi nó không giảm bớt mùi hôi mà còn làm cho mùi trở nên nặng hơn.

Ra mồ hôi là một kênh giải độc tuyệt vời
Li Sixian, bác sĩ y học gia đình người Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, ra mồ hôi không chỉ là một cách để điều hòa nhiệt độ cơ thể mà còn là một kênh đào thải độc tố (chẳng hạn như đào thải các kim loại nặng) ra ngoài cơ thể tuyệt vời.
Do đó, ngay cả khi mắc bệnh, bệnh nhân không thích vận động hay tập các bài tập thể dục nhẹ, họ cũng có thể ra nhiều mồ hôi bằng cách xông hơi.
Điều này không chỉ có thể rèn luyện cơ bắp mà còn cả tuyến mồ hôi cũng được luyện tập theo.
Thông qua luyện tập, bạn có thể tăng cường ra mồ hôi lên gấp 3 lần, ngay cả khi bạn không chủ động ra mồ hôi, ra mồ hôi thụ động cũng sẽ có lợi cho sức khỏe.
Có hai loại tuyến mồ hôi
Bác sĩ Li Sixian cho biết, mồ hôi được sản xuất bởi các tuyến nằm ở lớp hạ bì của lớp da, giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ. Tuyến mồ hôi được tìm thấy trên khắp cơ thể, tuy nhiên tập trung nhiều nhất là xung quanh khu vực trán, nách, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Các tuyến mồ hôi của cơ thể chủ yếu được chia thành hai tuyến eccrine và tuyến apocrine.
Tuyến mồ hôi eccrine phân bố khắp cơ thể chúng ta, ví dụ ở trán, lòng bàn tay, lòng bàn chân và các bộ phận lớn nhỏ khác.
Chúng điều hòa nhiệt độ cơ thể chúng ta trong suốt cuộc đời. Mồ hôi mà chúng tiết ra là nước và một số chất điện giải. Đó là mồ hôi nước và được điều hòa bởi hệ thống thần kinh giao cảm.
Riêng tuyến mồ hôi apocrine phân bố ở nách, núm vú, tầng sinh môn và da đầu, được kích thích bởi hormone giới tính nên sau tuổi dậy thì, thanh thiếu niên đổ mồ hôi sẽ đặc biệt mạnh và nhiều.
Mồ hôi do tuyến apocrine tiết ra đậm đặc, chứa nhiều đường, protein và lipid, mặc dù bản thân mồ hôi không có mùi, nhưng nó sẽ tạo ra nhiều mùi khác nhau sau khi bị hệ thực vật trên da phân hủy. Đó là cái mà chúng ta thường hay gọi là “mùi cơ thể” hoặc “mùi mồ hôi”.

Khử quá mức mùi mồ hôi có thể làm “nặng mùi” hơn
Bác sĩ Li Sixian cho biết thêm, nếu mọi người có mồ hôi nặng mùi, và “cố tình” làm sạch da quá nhiều, quá kỹ, bởi vì “mồ hôi nặng mùi” không phải do quá nhiều vi khuẩn mà là do quá nhiều vi khuẩn “xấu” gây ra.
Bất cứ lúc nào trên da của chúng ta có hàng ngàn vi khuẩn, đó là một hệ sinh thái rất bình thường, nhưng “vi khuẩn xấu” sẽ phân hủy mồ hôi nách thành các thành phần có mùi khó chịu, làm cơ thể ra nhiều mồ hôi “nặng mùi”.
Nếu làm sạch da quá kỹ, quá nhiều hoặc sử dụng quá nhiều nước hoa hoặc các sản phẩm khử mùi sẽ tiêu diệt các “vi khuẩn tốt” trên da và đồng thời sẽ phát triển quá mức các “vi khuẩn xấu”, làm cho vấn đề về mồ hôi cơ thể có thể tồi tệ hơn, có nghĩa là làm cho mồ hôi càng thêm “nặng mùi”.
Nếu có mồ hôi bất thường hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để chẩn đoán
Bác sĩ Li Sixian cho biết sự lão hóa hoặc thoái hóa của các tuyến mồ hôi là một vấn đề cần được cải thiện.
Nhiều bệnh nhân khó đổ mồ hôi do ít hoạt động hoặc tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra, nếu kéo dài tình trạng này, ra mồ hôi ngày càng sẽ trở nên khó khăn hơn.
Nếu muốn tăng cường ra mồ hôi, mọi người có thể bắt đầu bằng cách tăng cường độ vận động hoặc tập luyện các bài tập thể dục. Đồng thời, bổ sung đầy đủ nước, xông hơi để hỗ trợ ra mồ hôi.
Nhưng nếu ra mồ hôi bất thường (chẳng hạn như ra mồ hôi trộm ban đêm) thì tình trạng này có thể liên quan đến lượng đường trong máu, tuyến giáp, thần kinh tự chủ, hormone và thời kỳ kinh nguyệt……
Lúc này, cần nhanh chóng tìm sự giúp đỡ của bác sĩ để chẩn đoán tình trạng ra mồ hôi của mình cho chính xác.