Chờ...

Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?

(VOH) – Chỉ số đường huyết là một trong những chỉ số quan trọng để nhận biết bệnh tiểu đường. Vì thế, mỗi người cần nắm được đâu là chỉ số đường huyết bình thường và đâu là mức báo động.

Các bác sĩ cho biết, tùy theo lứa tuổi, sức khỏe... mà mỗi người sẽ có chỉ số đường huyết khác nhau và như thế nào được xem là chỉ số đường huyết bình thường thì không phải ai cũng đều nắm rõ.

1. Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?

Glucose (hay còn gọi là đường) là nguồn năng lượng chính đi nuôi cơ thể, được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta cung cấp hàng ngày. Chỉ số đường huyết chính là giá trị chỉ nồng glucose có trong máu, được đo bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl.

Chỉ số đường huyết giúp xác định nồng độ glucose trong máu của người ở thời điểm khảo sát là bao nhiêu. Từ đó, có thể xác định người đó có chỉ số đường huyết bình thường, hay tiền tiểu đường hay đang bị tiểu đường.

chi-so-duong-huyet-binh-thuong-la-bao-nhieu-voh

Chỉ số đường huyết giúp xác định nồng độ glucose trong máu để nhận biết bệnh tiểu đường (Nguồn: Internet)

Nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi từng ngày, thậm chí từng phút. Và đối với đa số những người khỏe mạnh, chỉ số đường huyết bình thường sẽ như sau:

  • Trước thời điểm bữa ăn: Chỉ số đường huyết ở khoảng 5 – 7.2mmol/L (tức 90 – 130mg/dl).
  • Thời điểm sau ăn khoảng 1 – 2 tiếng: Chỉ số đường huyết dưới 10mmol/L (tức 180mg/dl).
  • Thời điểm trước khi đi ngủ: Chỉ số đường huyết từ tức 6 – 8.3mmol/L (tức 100 – 150mg/l) .

1.1 Chỉ số đường huyết của người bị bệnh tiểu đường

Theo Hiệp hội Đái tháo đường đường Quốc tế, chỉ số đường huyết của người bị bệnh tiểu đường được xác định như sau:

Mức mục tiêu theo loại

Trước bữa ăn

2 giờ sau bữa ăn

Bệnh tiểu đường loại 1

4 – 7 mmol/ lít

Dưới 9 mmol/lít

Bệnh tiểu đường loại 2

4 – 7 mmol/lít

Dưới 8.5 mmol/lít

Bệnh tiểu đường trẻ em loại 1

4 – 8 mmol/lít

Dưới 10 mmol/lít

2. Làm thế nào để xác định chỉ số đường huyết chẩn đoán bệnh tiểu đường?

Để đo mức đường huyết tại nhà, bạn có thể sử dụng thiết bị máy đo đường huyết. Thiết bị này có khả năng đo, tính toán số liệu đường huyết trong cơ thể người ở tại thời điểm đo, giúp theo dõi chỉ số đường huyết bình thường, kiểm soát việc tăng đường huyết quá mức, từ đó bạn sẽ điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày hợp lý hơn.

Có 2 cách để kiểm tra và chẩn đoán chỉ số đường huyết để nhận biết bạn có đang bị bệnh tiểu đường hay không.

2.1 Cách 1: Kiểm tra chỉ số đường huyết trước khi ăn

Việc kiểm tra chỉ số đường huyết nên thực hiện vào buổi sáng và bạn cần phải nhịn ăn sáng để kiểm tra, lượng đường trong máu sẽ được thể hiện như sau:

  • Đối với người bình thường: Chỉ số đường huyết sẽ nằm từ 4.0 – 5.9mmol/l (10 – 107mg/dl)
  • Đối với người tiền tiểu đường hoặc rối loạn đường huyết lúc đói: Chỉ số đường huyết sẽ khoảng 6.0 – 6.9mmol/l (108 – 126mg/dl). Có khoảng 40% người có chỉ số Glucose như này sẽ mắc bệnh tiểu đường trong 4 - 5 năm sau. Cho nên, nếu đang trong khoảng chỉ số này thì bạn cần có lộ trình điều trị phù hợp, tránh trường hợp bệnh nặng mới điều trị vì vừa kém hiệu quả lại tốn nhiều chi phí. 
  • Đối với người bị tiểu đường: Chỉ số đường huyết sẽ cao hơn 6.9mmol/l (126mg/dl). Lưu ý, cần đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác hơn bởi đôi khi các thông số này có những dao động lên xuống không đồng nhất. Trong trường hợp đo lại mà kết quả chỉ số sau dưới 6.0mmol/l bạn nên đem kết quả tới bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

chi-so-duong-huyet-binh-thuong-la-bao-nhieu-1-voh

Có thể đo chỉ số đường huyết trước khi ăn hoặc sau khi ăn (Nguồn: Internet)

2.2 Cách 2: Kiểm tra lượng đường huyết sau khi ăn 2 giờ

  • Đối với người bình thường: Chỉ số đường huyết dưới 7.8mmol/l (140mg/dl)
  • Đối với người tiền tiểu đường hoặc suy giảm dung nạp glucose: Chỉ số đường huyết sẽ từ 7.9 – 11.1mmol/l (141 – 100mg/dl).
  • Đối với người bị tiểu đường: Chỉ số đường huyết đo được sẽ hơn 11.1mmol/l (200mg/dl).

Lưu ý: Nếu muốn biết chỉ số đường huyết một cách chính xác nhất, bạn có thể làm xét nghiệm chỉ số HbA1c. Đây là xét nghiệm giúp xác định chỉ số đường huyết chuẩn xác mà không phụ thuộc vào thời điểm no hay đói. Chỉ số này sẽ là bình thường nếu ở mức 5.5% - 6.2% và cảnh báo bệnh tiểu đường nếu trên 7%.

3. Cách giúp duy trì chỉ số đường huyết ở mức ổn định

Để duy trì chỉ số đường huyết bình thường, bạn cần:

  • Theo dõi đường huyết thường xuyên và đều đặn.
  • Nếu đang điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ, hãy uống thuốc điều đặn. Không tự ý thay đổi liều lượng thuốc hoặc thêm thuốc mới mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Thực hiện chế độ ăn hợp lý, cân đối các thành phần như: Glucid 50 – 60%, protid 15 - 20%, lipid 20 - 30% tổng số calo trong ngày.
  • Nên sử dụng các thực phẩm có GI thấp (glycemic index) như đậu xanh, khoai lang, bưởi, đào...
  • Tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút mỗi ngày và tập 5 ngày trên tuần sẽ rất có lợi trong việc duy trì chỉ số đường huyết bình thường.
  • Giữ thái độ lạc quan, thoải mái, tránh stress và áp lực.