Chờ...

Có nên uống sữa sau khi ăn và lời khuyên về thời điểm uống sữa

(VOH) - Sữa rất giàu giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên, uống sữa sai thời điểm, không những không tốt cho sức khỏe mà còn gây ra những phản ứng có hại. Vậy có nên uống sữa sau khi ăn không?

1. Uống sữa sau khi ăn có tốt không?

Sữa là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là chứa nhiều canxi, vô cùng có lợi cho sức khỏe. Tuy vậy, không phải ai cũng biết những kiến thức về thời điểm uống sữa hợp lý cũng như cách uống đúng với loại thực phẩm này.

Thực tế cho thấy, tùy vào mục đích của bạn mà sữa sẽ đạt lợi ích tối ưu vào những thời điểm khác nhau. Ví dụ như, uống sữa trước bữa ăn 30 phút sẽ giúp kiểm soát đường huyết, giảm cảm giác đói và ngăn ngừa tích tụ mỡ trên cơ thể. Thời điểm uống sữa này thích hợp cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc những ai muốn giảm cân.

co-nen-uong-sua-sau-khi-an-va-loi-khuyen-ve-thoi-diem-uong-sua-voh-1

Uống sữa ngay sau khi ăn có thật sự tốt? (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi sau một ngày làm việc và muốn có một giấc ngủ ngon vào buổi tối thì hãy uống sữa trước khi ngủ khoảng 2 giờ. Sữa không phải là thuốc an thần nhưng có thành phần hỗ trợ giấc ngủ là canxi và vitamin B6. Tuy nhiên, nếu bạn muốn giảm cân thì đừng uống sữa vào buổi tối.

Nếu bạn tập luyện vào buổi sáng thì uống sữa vào buổi sáng sẽ giúp cung cấp cho cơ thể nhiều protein và canxi cần thiết để xương và cơ bắp phục hồi cũng như phát triển. Tuy nhiên,  nếu bạn cảm thấy đầy bụng sau khi uống sữa thì hãy tránh uống sữa vào buổi sáng.

Vậy có nên uống sữa sau khi ăn? Việc uống sữa ngay lập tức sau khi ăn sẽ không tốt cho sức khỏe, bởi hành động này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa thức ăn. Do đó, bạn nên uống sữa sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ đồng hồ để dạ dày có thể hấp thụ protein và tiêu hóa thức ăn tốt nhất.

Nhìn chung, nên uống sữa khi nào tốt - việc này còn phụ thuộc vào mục đích khác nhau của người dùng, có người uống sữa để tăng cường thể chất, nhưng cũng có người uống sữa do phải thay thế nguồn thực phẩm khác (người bệnh không ăn được). Vì vậy, bạn nên lựa chọn thời điểm phù hợp nhất với nhu cầu của chính mình, cần thiết hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.

2. Một số sai lầm khi uống sữa mà nhiều người mắc phải

Nếu muốn uống sữa đúng cách thì bạn nên tránh mắc phải một số sai lầm sau:

2.1 Uống sữa càng đặc càng tốt

Có người cho rằng, sữa càng đặc, cơ thể sẽ càng có nhiều dinh dưỡng, điều này không khoa học. Nếu cho trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây ra đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc thậm chí cự tuyệt thức ăn, còn dẫn đến viêm ruột non xuất huyết cấp tính.

2.2 Đun sôi sữa

Rất nhiều người có quan niệm khi mua sữa về cần khử trùng, vậy là đun sôi sữa lên. Tuy nhiên, hầu hết các loại sữa trên thị trường là những sản phẩm đã được tiệt trùng, không cần thiết phải đun sôi.

Nếu thực sự quá lo lắng thì có thể đun sữa ở nhiệt độ 70 độ C và đun trong 3 phút, nếu đun ở 50 độ C thì đun trong 6 phút để đạt được mục đích khử trùng. Thời gian đun quá lâu có thể khiến lactose trong sữa chảy ra, có thể gây ung thư.

co-nen-uong-sua-sau-khi-an-va-loi-khuyen-ve-thoi-diem-uong-sua-voh-2

Không nên đun sôi sữa quá lâu với nhiệt độ cao vì sẽ làm mất chất (Nguồn: Internet)

2.3 Uống sữa khi đói

Không nên uống sữa khi đói vì sẽ làm dạ dày co bóp mạnh, dịch vị dạ dày tiết ra sẽ đào thải nhanh canxi xuống ruột và bài tiết ra bên ngoài. Hơn nữa, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.

2.4 Uống thuốc với sữa

Sữa chứa rất nhiều chất sắt, canxi và các nguyên tố vi lượng, vì vậy, nếu uống thuốc với sữa sẽ gây ra tương tác, có thể hình thành các hợp chất hoặc các muối không hòa tan. Điều này không chỉ gây ra sự mất chất dinh dưỡng trong sữa, mà còn làm giảm hiệu quả của thuốc. Do đó, nên uống sữa trước hoặc sau khi uống thuốc từ 1 - 2 giờ.

2.5 Uống sữa kết hợp với ăn hồng, uống trà

Sữa không nên sử dụng cùng lúc với thực phẩm có chứa tanin như trà, quả hồng. Những thực phẩm này dễ tạo phản ứng kết tủa khi uống với sữa, ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Lời cuối, hãy uống sữa đúng cách để tránh trường hợp “nước đổ lá môn”, dinh dưỡng vào rồi lại ra, không phát huy được tác dụng như mong muốn.