Đà Nẵng: Một người nhiễm virus Zika gây bệnh 'đầu nhỏ'

(VOH) - Bộ Y tế hôm 25-5 thông báo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm vừa phát hiện một bệnh nhân nhiễm virus Zika. 

Bệnh nhân là nam giới 25 tuổi, sống ở quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.

Ông Phạm Hùng, Trưởng Phòng Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, chiều 25/5 cho biết bệnh nhân này đang được điều trị ở Đà Nẵng.

Một em bé ở Brazil mắc chứng đầu nhỏ do mẹ bé nhiễm virus Zika trong thai kỳ

Một em bé ở Brazil mắc chứng đầu nhỏ do mẹ bé nhiễm virus Zika trong thai kỳ - Ảnh: Bệnh viện Nhi trung ương

Zika là bệnh chung vector truyền với sốt xuất huyết, mùa mưa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và bệnh do virrus Zika phát triển mạnh. Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành phố triển khai các biện pháp phòng chống nhằm ngăn chặn sự gia tăng, bùng phát của dịch bệnh như chiến dịch diệt muỗi, diệt lăng quăng, truyền thông phòng dịch Zika và sốt xuất huyết trước khi dịch gia tăng vào đầu mùa mưa, cần triển khai các biện pháp phòng chống, phun hoá chất diệt muỗi 2-3 lần/đợt cách nhau 1 tuần để xử lý triệt để ổ dịch.

Đa số bệnh nhân nhiễm Zika không có triệu chứng, hoặc có triệu chứng không rõ ràng, thời gian ủ bệnh do virus Zika không rõ ràng, có thể là một vài ngày. Triệu chứng tương tự như nhiễm trùng do các virus khác như sốt xuất huyết, bao gồm sốt, nổi ban trên da, viêm kết mạc, đau khớp và đau cơ, mệt mỏi và đau đầu. Các triệu chứng này thường nhẹ và kéo dài 2-7 ngày.

Tuy nhiên khoảng 4-5 năm trước, đã có những trường hợp trẻ em mắc chứng đầu nhỏ liên quan đến virus Zika, cụ thể là do mẹ nhiễm virus trong thai kỳ. Ở Việt Nam Bệnh nhân Zika đầu tiên Việt Nam xuất hiện vào tháng 3/2016 tại Khánh Hòa đến nay Việt Nam đã ghi nhận 265 ca mắc, chủ yếu là ở miền Trung, Tây Nguyên, các tỉnh phía Nam.

Bộ Y tế cũng yêu cầu lấy mẫu các trường hợp nghi nhiễm virus Zika gửi Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur khu vực xét nghiệm và đánh giá sự lưu hành của virus.

Bệnh do virus Zika thường nhẹ và không cần thuốc đặc biệt điều trị. Người bệnh cần nghỉ ngơi, uống đủ nước, điều trị triệu chứng như giảm đau, hạ sốt. Hiện tại chưa có vaccine phòng bệnh.

Bệnh nhân COVID-19 thứ 91 vẫn còn khá nặng, cùng lúc nhiều bệnh - (VOH) - Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết về sức khỏe của bệnh nhân COVID-19 thứ 91 như sau: Bệnh nhân bị hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển – Viêm phổi do Burkholderia cepacia – Tổn thương thận cấp.