Đừng chủ quan trước biến chứng và tác hại của bệnh viêm loét dạ dày

(VOH) - Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý phổ biến trên toàn thế giới và khoảng 9-10% dân số thế giới mắc phải căn bệnh này. Đây là một bệnh phổ biến gây ra tình trạng đau dạ dày.

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến thế nào?

Vị trí của vết viêm loét dạ dày tá tràng thường xuất hiện ở khu vực tá tràng (khu vực gần đầu ruột non ngay sau dạ dày), tỉ lệ nhiều hơn khoảng 4 lần so với khu vực dạ dày. Bệnh sẽ không nguy hiểm nếu như phát hiện và điều trị sớm.

Theo thống kê, có khoảng 15-20% bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng không hề có triệu chứng đặc thù mà chỉ phát hiện ra bệnh khi đã nặng và gặp phải một số biến chứng như: xuất huyết đường tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị… 

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng có thể lành tính nhưng cũng có thể chuyển thành khối u ác tính (Ảnh: dactridaday)

Có khoảng 96% bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng lành tính, chỉ có khoảng 4% các trường hợp chuyển khối u ác tính. Những biểu hiện của vết loét có thể là vết ăn mòn, lõm xuống như hố hay miệng núi lửa, cũng có thể là vết lồi giống như polyp đại tràng.

Các vết viêm loét thường lõm ở khu vực dạ dày và lồi ở khu vực tá tràng. Những vết này thường nổi lên trên các mô xung quanh và có hình dạng khác nhau.

Thống kê năm 2016 cho thấy, ở các nước đang phát triển người bị mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng chiếm khoảng 10% và hàng năm con số này tăng lên 0,2%.

Tại Việt Nam, bệnh viêm loét dạ dày chiếm 26% trong các bệnh về đường tiêu hóa.

Thống kê này cũng cho thấy, viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP chiếm khoảng 70% dân số nước ta. 

Đẩy lùi viêm dạ dày bằng thực phẩmĐẩy lùi viêm dạ dày bằng thực phẩm. Viêm dạ dày là một rối loạn liên quan đến hệ tiêu hóa. Một khi bị viêm dạ dày, bạn lúc nào cũng thấy chướng bụng. 

Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là hiện tượng hoại tử niêm mạc dạ dày với mức độ tổn thương và kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0.5 cm. Tùy theo vị trí viêm hay loét khác nhau mà bệnh có các tên gọi khác nhau: viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ, loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, loét hàng tá tràng, viêm tá tràng…

Trong các bệnh lý về tiêu hóa thì viêm loét dạ dày là bệnh dễ mắc phải nhất. Mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh này và nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày…

* Chảy máu dạ dày

Chảy máu dạ dày là biến chứng thường gặp nhất khi bị viêm loét dạ dày. Dạ dày tá tràng là vùng chịu tác động nhiều của axit dạ dày và các loại men tiêu hóa. Khi ổ loét bào sâu, nó sẽ ăn vào những mạch máu lớn, có thể làm máu chảy ra và rất khó cầm máu.

Những người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng kèm theo stress quá mức, ăn uống không điều độ trong thời gian dài, uống rượu và sử dụng thuốc giảm đau nhiều dễ dẫn đến biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng là chảy máu dạ dày.

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, chảy máu dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể gây biến chứng chảy máu dạ dày (Ảnh: LinkedIn)

Do tác động của các men tiêu hóa, cục máu đông đã hình thành rất dễ bị hủy đi và tình trạng xuất huyết biểu hiện ra ngoài dưới hình thức nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu.

Người bị chảy máu dạ dày nhẹ sẽ cảm thấy hơi mệt kèm theo mệt mỏi, sút cân, da xanh tái… Người bị nặng có thêm những dấu hiệu mất máu như bụng cứng, đổ mồ hôi lạnh, hoa mắt, chóng mặt cần đi cấp cứu ngay.

* Thủng dạ dày

Đôi khi ổ loét ăn sâu và ăn hết thành dạ dày và tá tràng sẽ dẫn đến thủng dạ dày. Trong những trường hợp như vậy thì dịch axit và dịch chứa men tiêu hóa sẽ bị đổ trực tiếp vào ổ bụng như vậy thì bệnh nhân có những biểu hiện của thủng dạ dày tá tràng và cơn đau rất dữ dội.

Biểu hiện chính là người bệnh khi bị thủng dạ dày đó là đột ngột thấy những cơn đau dữ dội như bị dao đâm vào phần bụng, bụng gồng cứng như gỗ. Lúc này cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

* Hẹp môn vị

Một số trường hợp không bị xuất huyết, không bị thủng mà vết loét lành thành sẹo, tạo thành trở ngại cho đường lưu thông thức ăn xuống ruột non - trong y khoa gọi chung là hẹp môn vị.

Môn vị là van đóng hoặc mở giữa dạ dày và tá tràng. Tình trạng môn vị bị hẹp là tình trạng phù nề niêm mạc gây chít hẹp lòng phần tá tràng và môn vị.

Biểu hiện của biến chứng này là đau bụng và nôn ói dữ dội. Đặc biệt bệnh nhân ói ra thức ăn của ngày hôm trước, có mùi hôi thối.

Dần dần bệnh tiến triển nặng lên, đau thượng vị nhiều hơn, có khi đau lâm râm nhưng có khi đau dữ dội do ứ đọng thức ăn và dịch vị dạ dày, đau nhiều khi nằm, ngồi dậy thì đỡ hơn.

Nếu nôn nhiều sẽ gây hiện tượng mất nước và chất điện giải càng làm cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu, người gầy, da xanh, thèm ăn nhưng không dám ăn vì ăn vào đau nhiều hơn, mắt trũng, da khô ráp và hay cáu gắt.

Ung thư tá tràng: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa. Người bị khối u ở cơ quan tiên hóa cần tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi.

* Ung thư dạ dày

Một biến chứng nguy hiểm khác của bệnh viêm loét dạ dày là ung thư dạ dày. Tuy nhiên, biến chứng này chiếm tỷ lệ nhỏ và thường xảy ra với những người vị viêm loét do nhiễm khuẩn HP - với tỷ lệ là khoảng 1% trên tổng số những người bị nhiễm vi khuẩn HP.

Ung thư dạ dày là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, dù phát hiện sớm thì khả năng sống đến 5 năm là 84% và 10 năm là 64%.

Bài thuốc dân gian trị viêm loét bao tử, tá tràngBài thuốc dân gian trị viêm loét bao tửtá tràng. Bài thuốc chữa trị viêm loét bao tử, tá tràng do lương y Nguyễn Công Đức-nguyên giảng viên trường Đại học Y Dược hướng dẫn.